Học Lái Xe Ô Tô Hạng C
Image Box text
Học Lái Xe Ô Tô Hạng C
Image Box text
› Hạng B: Bao gồm B1 và B2, độ tuổi được phép đăng ký hạng xe này là 18 tuổi.
› Hạng C: Độ tuổi tối thiểu học bằng ô tô hạng C là 21 tuổi.
› Các loại bằng cần nâng hạng D, E, F: Tuổi 24 đối với hạng D và 27 đối với E, F.
› Trên 60 tuổi vẫn thi đc gplx nếu đủ điều kiện.
(Lưu ý: Chỉ cần đủ tuổi trước ngày thi SH)
› Người bị rối loạn tâm thần cấp tính hoặc đã chữa khỏi nhưng chưa quá 24 tháng. Người bị rối loạn tâm thần mãn tính.
› Người có thị lực dưới 5/10( ĐÃ ĐEO KÍNH). Người có khuyết tật về mắt như quáng gà, bệnh chói sáng.
› Bị khuyết tật cụt 2 ngón tay trở lên. Bị khuyết tật cụt 1 bàn chân trở lên.
› Phải là công dân hợp pháp của Việt Nam.
› Đầy đủ các giấy tờ tuỳ thân như: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn.
› Chuẩn bị hồ sơ đăng ký và ảnh thẻ ( không bắt buộc )
› Học phí đợt 1: Chi phí cao nên bạn cần chuẩn bị ít nhất 1 khoản để đăng ký vào khoá.
Khi đăng ký học bằng lái xe ô tô học viên cần phải trải qua bước đầu tiên chính là phần học tài liệu 600 câu hỏi lý thuyết ô tô: Bằng B1 cần đạt 27/30 câu, B2 cần đạt 32/35 câu, bằng C cần đạt 37/40 câu. Ngoài ra các thí sinh cũng cần học và thi 120 tình huống mô phỏng với số điểm cần đạt là 35/50 tương ứng với 10 tình huống.
Học DAT có lẽ vẫn còn mới mẻ đối với nhiều học viên nhưng thực tế học DAT là thay đổi tốt nhất cho hv hiện nay. Học viên cần phải thực hành DAT khi học ô tô với số kilomet tương ứng với hạng B1, B2 và C là: 710km, 810km, 825km. Khi thực hành đủ số km học viên sẽ được hướng dẫn thực hành 11 bài thi sa hình ngay trên sân thi.
Sau khi kết thúc các bước cơ bản như học lý thuyết và học thực hành DAT học viên trải qua mục tiếp theo đó là thực hành Cabin mô phỏng (đây là nội dung thực hành bắt buộc mới được bổ sung năm 2023). Và quan trọng, thực tế nhất vẫn là học xe chíp trên sân thi (đây là xe thực hành trong ngày thi có chức năng báo bài thi và báo điểm thi thực hành) bạn cần đạt được 80/100đ trong vòng 18 phút để vượt qua bài thi này.
TRỌN GÓI HỌC PHÍ
TRỌN GÓI HỌC PHÍ
TRỌN GÓI HỌC PHÍ
Là đơn vị đào tạo và sát hạch lái xe uy tín hàng đầu Hà Nội. Với tổng diện tích lên tớ 45.000m2, sân sát hạch của Thái Việt đáp ứng được hàng trăm xe cùng học thực hành với đội ngũ giáo viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm.
Đơn vị liên tục tuyển sinh học viên các hạng học lái B2, B1, C, nâng hạng D, E. Chúng tôi luôn bám sát lịch của Sở GTVT, đảm bảo không bị chậm thi. Hàng ngàn học viên đã đăng ký lịch thi và tỷ lệ đỗ lên tới 90%.
201 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội ( Chỉ đường )
Phone: 1900 0239
Email: thaivietgroupdt@gmail.com
1.1 Đăng ký hồ sơ thi ô tô tại trung tâm
Khi đáp ứng đủ điều kiện để được học lái xe oto thì tiếp theo bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ để được vào khoá học, dưới đây là một số giấy tờ bạn cần có:
Thái Việt chúng tôi hỗ trợ làm miễn phí 100% các loại giấy tờ trên, khi học viên đến đăng ký chỉ cần mang theo CMT/CCCD bản gốc để làm thủ tục.
Học viên đã hoàn thiện đăng ký hồ sơ học sẽ được trung tâm lên danh sách và sắp xếp các lớp học lý thuyết 600 câu hỏi ô tô. Song song trong quá trình học lý thuyết sẽ là phần ôn tập để canh được thời điểm xử lý 120 tình huống giả định thông qua video.
Với học phần lý thuyết học viên được học trong lớp học lý thuyết được tổ chức offline, ngoài ra cũng có một số buổi học online bổ sung thông qua zoom cho những ai cần bổ sung lại kiến thức.
Số điểm cần đạt đối với phần thi lý thuyết của từng hạng B1, B2 và C lần lượt là 27/30; 32/35; 37/40 câu. Số điểm cần đạt đối với phần thi các tình huống mô phỏng áp dụng giống nhau với tất cả các hạng là 35/50đ tổng bài thi bao gồm 10 câu.
Sau lý thuyết thì thực hành là phần quan trọng kế tiếp bạn cần phải trải qua. Đây cũng là mục đích lớn nhất của người học để lấy bằng lái xe ô tô. Hiện nay học viên cần thực hành trên xe có gắn thiết bị DAT với số kilotmet tối thiểu và số giờ tối thiểu khá cao, cụ thể:
Thực hành DAT là gì? : Thực hành DAT là học thực hành trên xe ô tô có gắn thiết bị DAT. Thiết bị DAT là một loại thiết bị được gắn trên xe ô tô dạy lái, nó có nhiệm vụ theo dõi hành trình di chuyển của người lái xe ô tô bằng một thiết bị định vị GPS và 1 camera theo dõi người lái xe.
Mỗi học viên khi thực hành DAT sẽ được cấp một thẻ học viên riêng ( các id riêng ), khi thực hành học viên cần đăng nhập bằng thẻ DAT để hệ thống có thể ghi nhận hình ảnh, số kilomet và số giờ thực lái của học viên đó. Qua đấy tính được số giờ thực hành, số kilomet đã tự lái để kết thúc khoá học có thể đánh giá học viên đã đủ điều kiện đi thi hay chưa?
Những học viên khi kết thúc khoá học chính khoá mà không đạt đủ chỉ tiêu về số giờ và số km cần phải gia hạn DAT thêm 01 tháng hoặc nhiều hơn để thực hành nốt số km còn lại mới đủ điều kiện để tham gia kỳ thi sát hạch lấy bằng lái xe oto.
Khi chỉ tiêu DAT đã đạt tức là bạn đã gần đủ điều kiện để đi thi. Trong năm 2023 ngành đào tạo và sát hạch lái xe bổ sung thêm một điều kiện bắt buộc đó là thực hành Cabin mô phỏng. Học viên cần phải thực hành tối thiểu 3 giờ lái mô phỏng để đủ điều kiện đi thi. Chi phí thực hành cabin mô phỏng cho 3h là 500k.
Ngoài ra để thi sát hạch có kết quả tốt nhất học viên còn cần phải thực hành nhiều trên xe chấm điểm thi ( xe chíp ). Với phần này thông thường trung bình một học viên cần thực hành khoảng từ 5 – 6 vòng sân thi để nhớ được hết các bài cũng như cách căn bài thi. Trung bình một giờ thực hành xe chíp có thể lái được 2 – 3 vòng, chi phí thực hành xe chíp là 400k vì vậy bạn cũng cần chi ra khoảng 1tr2 – 2tr để thực hành xe chíp.
Như vậy cũng đã đến bước cuối cùng của một chương trình học lái xe ô tô. Khi bạn đã thực hiện và trải qua đầy đủ tất cả các bước từ 1.1 – 1.4 thì chúc mừng bạn, bạn đã đủ điều kiện để tham gia thi sát hạch lái xe ô tô. Lịch thi và ngày thi sẽ được trung tâm thông báo đến bạn và những học viên kết thúc khoá học lái xe ô tô đủ điều kiện. Bạn sẽ được thông báo ngày thi tốt nghiệp và ngày thi lấy bằng, 2 ngày thi này giống nhau về mọi bài thi, có điều thi tốt nghiệp là kỳ thi để bạn đạt được chứng chỉ đã kết thúc khoá học còn thi sát hạch để quyết định xem bạn có lấy được bằng lái xe hay không. Cả 2 bài thi tiên quyết này đều quan trọng và bạn đều cần phải thi qua.
Sơ lược về thứ tự các bài thi và yêu cầu cần đạt được:
Khi đã thi đỗ tất cả các bài thi bạn sẽ được cấp cho 1 biên bản giấy hẹn để nhận giấy phép lái xe. Trên giấy hẹn có ghi cơ sở đào tạo lái xe, sân sát hạch lái xe, ngày thi sát hạch và ngày nhận được bằng lái xe ô tô. Thông thường học viên thi đỗ cần chờ khoảng 7 – 15 ngày là có thể nhận được giấy phép lái xe. Tại đơn vị Thái Việt của chúng tôi bạn có thể đăng ký chuyển phát nhanh thông qua bưu điện để gửi về tận nhà HOẶC đợi đến ngày có bằng trung tâm sẽ thông báo cho học viên và đến ký nhận bằng.
2. Những điều bạn cần chú ý khi đăng ký học bằng lái xe ô tô.
2.1 Các loại bằng lái xe hiện nay
Các loại bằng lái xe có thể học trực tiếp hiện nay có:
Ngoài ra còn có các hạng bằng lái xe ô tô D, E, F,… Những loại này bạn không thể học trực tiếp mà phải thông qua quá trình nâng hạng từ B2 hoặc C lên với một số điều kiện nhất định.
2.2 Bạn nên lựa chọn loại gplx nào phù hợp nhất?
Học lái xe vừa khó vừa không khó bởi vì, nếu bạn biết cách lựa chọn loại bằng đáp ứng vừa đủ yêu cầu cá nhân của bạn. Trung tâm có thể liệt kê một số tiêu chí để bạn lựa chọn:
2.3 Nên học vững lý thuyết trước khi thực hành.
Lý thuyết là một phần quan trọng, nó dạy bạn về cách vận hành của xe, các loại biển báo hoặc cung đường. Học lý thuyết tốt giúp bạn vượt qua phần thi lý thuyết cũng như hiểu luật và an toàn hơn khi thực hành lái xe.
2.4 Nên giữ cho mình tinh thần tốt và sự tự tin
Tinh thần tỉnh táo giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh, khi thực hành lái cũng bình tĩnh xử lý tình huống từ cơ bản đến nâng cao. Nó cũng giúp chúng ta xử lý các tình huống phát sinh bất ngờ khác. Ngược lại nếu đầu óc của bạn không thực sự tỉnh táo bởi các vấn đề như rượu bia, nồng độ cồn và các chất kích thích khác sẽ dẫn đến những sự việc xảy ra không mong muốn. Vì vậy hãy đủ tỉnh táo để lái xe bạn nhé.
Sự tự tin cũng là một yếu tố không thể thiếu khi bạn đi học và thi bằng lái xe ô tô. Bạn cần một tâm lý vững vàng, sự tự tin là điều cần thiết để thực hiện các bài thi một cách trơn chu vào hiệu quả. Nhiều khi không may gặp một sự cố nào đó bạn thiếu tự tin dẫn đến việc bị mất bình tĩnh, từ đó dẫn đến bị trừ điểm mà mình không nên bị mất.
Bài 1
Xuất phát
Trước tiên bạn cần phải cài dây an toàn, khi có tín hiệu “Bắt đầu” thì bật xi-nhan trái từ từ tiến qua vạch xuất phát đến khi có tín hiệu “Bính boong” thì tắt xi-nhan cắt côn và di chuyển chậm.
Bài 2 – Bài thi nhường đường cho người đi bộ
Xe của bạn phải dừng trước vạch trắng và đường dành cho người đi bộ (vạch sọc trắng). Lưu ý canh cột STOP ngay giữa tay nắm của cửa xe thì dừng lại, cản xe phía trước các vạch dừng không quá 0,5m thì đạt yêu cầu.
Bài 3 – Dừng xe và khởi hành ngang dốc
Cách đơn giản nhất là mở côn để xe lăn bánh lên đến cột STOP trên dốc thì đạp phanh chân để dừng lưu ý phải dừng trước vạch, sau đó dùng phanh tay để hãm. Khi đó thì bạn có thể thả phanh chân giữ chân côn, từ từ nhìn lên kim đồng hồ tua khi nào kim xuống giữa số 1 và số 0 sau đó buông chân thắng đệm ga liên tục.
Bài 4 – Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc
Để không bị chạm vạch, khi rẽ vào đường hàng đinh, bạn hãy đánh lái xe muộn hơn một chút để cho xe áp sát lề đường phía bên phải. Sau đó đi thật chậm, đồng thời nhìn gương bên phải để quan sát bánh xe phía sau để điều chỉnh đi qua vệt bánh xe. Đối với đường hẹp bạn hãy canh làm sao cho khi vai của bạn ngang với góc đường thì đánh hết lái thật nhanh.
Bài 5 – Qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông
Cách đơn giản nhất là nhìn từ phía xa có đèn đỏ thì cho xe đi chậm lại đến khi đèn xanh thì vượt qua là được. Lưu ý khi đèn xanh chỉ còn 2 – 3 giây thì không nên vượt vì nếu đèn đỏ mà xe chưa vượt qua khỏi vạch dừng sẽ bị trừ điểm.
Bài 6
Đường vòng quanh co
Áp dụng quy tắc “Tiến bám lưng – Lùi bám bụng” tức là cho xe bám sát lề bên phải, đánh lái sang trái để xe đi nửa vòng cua đầu tiên sau đó lại bám sang lề đường phía bên trái, trả lái và tiếp tục đánh lái sang phải cho xe qua nốt nửa vòng cua còn lại. Chú ý không để bánh xe đè vào vạch giới hạn thì sẽ bị trừ điểm.
Bài 7
Ghép xe dọc vào nơi đỗ
Trước tiên cần điều chỉnh gương trái sao cho thấy được bánh xe sau. Nhiều người rất lo sợ vì không biết nên lúc nào thì nên đánh xe sang trái để vào đúng cửa chuồng. Nếu điều chỉnh gương đúng thì bạn có thể quan sát bánh sau bên trái xe để thực hiện đánh xe vào cửa chuồng cho tốt.
Bài 8 – Tạm dừng ở nơi có đường sắt chạy qua
Khi bạn lái xe để ý thấy vạch đỏ trên vỉa ba-toa ngang với vai bạn rồi thì dừng xe lại. Còn đối với vạch đỏ kẻ trên mặt sân thi thì hãy nhìn qua gương thấy bánh xe sau cách vạch đỏ khoảng 20cm thì dừng lại.
Bài 9 – Thay đổi số trên đường thẳng
Khi lái xe đến vị trí có biển tăng số mới được tăng lên số 2, đến vị trí tăng tốc mới được tăng tốc. Đến khi bạn lái xe qua biến báo tối thiểu 20km/h thì tốc độ trên xe phải trên 20km/h và đang ở số 2. Và chạy qua biển báo tối đa 20km/s thì tốc độ di chuyển của xe cũng phải dưới 20km/s và đang ở số 1. Lưu ý : Bài thi này có cảnh báo dừng khẩn cấp bạn cần thực hiện dừng xe theo chỉ định.
Bài 10 – Ghép xe ngang vào nơi đỗ
Nhìn theo vai người lái trùng với góc vuông thì đánh hết vô – lăng sang phải và lùi xe vào chỗ đỗ đến khi xe nằm ở góc 45 độ so với đường thẳng của vỉa hè như hình dưới hoặc nhìn vào gương chiếu hậu trái sao cho xe mình và mép phải xe sau nằm trên 1 đường thẳng.
Trả lái thẳng lùi xe đến khi nào bánh xe sau bên trái ngang mép ngoài của xe đang đỗ. Xoay vô-lăng sang trái và lùi dần vào chỗ đỗ. Cuối cùng chỉnh xe về đúng vị trí và giữ khoảng cách giữa 2 xe để khi ra được dễ dàng.
Bài 11 – Kết thúc
Bạn chỉ cần lưu ý là phải bật xi-nhan phải khi lái xe khi qua vạch kết thúc để hoàn thành bài thi sát hạch ô tô B2.