Bằng lái xe A1 được coi là bằng lái cơ bản và sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, với những người chưa và chuẩn bị thi lấy bằng thì cần phải tìm hiểu những thông tin nào còn đang là điều băn khoăn lớn. Nội dung bài viết bên dưới sẽ cung cấp đủ những gì bạn cần nắm được trước khi thi bằng.
1. Bằng lái xe A1 là gì?
Bằng lái xe hay giấy phép lái xe là một loại giấy phép được cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Bộ/Sở Giao thông vận tải cấp cho một cá nhân cụ thể nào đó, cho phép họ điều khiển và tham gia lưu thông các loại xe cơ giới trên các tuyến đường công cộng.
Theo đó, bằng lái xe A1 là loại giấy phép do Bộ hoặc Sở giao thông vận tải cấp cho cá nhân điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3.
Đối với bất kỳ một loại bằng lái nào thì bạn cũng cần phải trải qua một quá trình học và thi nhất định. Trước đó, mỗi người cần xem xét bản thân có đủ điều kiện để có thể tham gia thi hay không.
2. Điều kiện thi bằng lái xe A1
Một số điều kiện tiên quyết để bạn có thể đăng ký thi bằng lái A1 bao gồm:
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam
- Người đủ 18 tuổi, tính cả ngày tháng năm sinh (tính từ ngày thi sát hạch)
- Đủ điều kiện sức khỏe theo quy định, cụ thể:
- Đang bị rối loạn tâm thần cấp, rối loạn tâm thần mãn tính không điều khiển được hành vi của mình;
- Liệt vận động từ hai chi trở lên;
- Thị lực nhìn xa hai mắt: <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). Nếu còn một mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây;
- Người cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng);
- Sử dụng các chất ma túy. Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.
3. Hồ sơ thi bằng lái xe A1
Người có nhu cầu cần học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Hoặc bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên;
- Ảnh 3×4 kèm số lượng tùy trung tâm yêu cầu.
Sau khi đã hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ, bạn có thể đăng kí lịch học lý thuyết và thực hành lái xe tại trung tâm. Trung tâm sẽ có trách nhiệm sắp xếp lịch học phù hợp nhất cho bạn.
4. Quy trình thi bằng lái xe hạng A1
Sau khi nộp hồ sơ thi bằng lái xe máy từ 7-10 ngày, bạn sẽ được nhận thông báo lịch thi bằng lái xe. Tới ngày thi, thí sinh mang theo CMND/CCCD bản gốc và đến trước ít nhất 30 phút để làm thủ tục. Các bạn sẽ làm bài thi lý thuyết và thi thực hành lái xe máy ngay trong 1 buổi. Lưu ý, chỉ thi thực hành nếu qua bài thi lý thuyết.
4.1 Phần thi lý thuyết
Sau khi lấy “Biên bản tổng hợp kết quả sát hạch” điền đầy đủ thông tin thì nộp kèm CMND, đợi đọc tên để vào phòng máy tính thi lý thuyết.
Với bằng lái hạng A1, bạn cần vượt qua ít nhất ít nhất 21 trên tổng số 25 câu hỏi mới đạt yêu cầu của bài thi lý thuyết thi bằng lái xe A1. Tổng số câu hỏi lý thuyết luật giao thông đường bộ trong tài liệu cần học là 200 câu trắc nghiệm. Đây đều là những kiến thức cần thiết để tham gia giao thông. Tuy nhiên, nếu không có nhiều thời gian thì bạn vẫn có thể học mẹo để trả lời nhanh và chính xác hơn.
Phần luật giao thông này sẽ chỉ cho các bạn những cách để nhận biết và trả lời câu hỏi nhanh nhất, không cần phải suy nghĩ nhiều.
- Câu hỏi có từ Làn – Tiên – Giới: chọn đáp án 2.
- Câu hỏi có từ Bộ + Phương: chọn đáp án 2.
- Câu hỏi nhường phương tiện nào đi trước: Ưu tiên chọn đáp án “nhường cho phương tiện đường sắt”, “người đi bộ đang đi trên phần đường ưu tiên người đi bộ” và “xe đang đi trên đường chính”.
- Câu hỏi có 2 ĐÁP ÁN: Nếu câu hỏi có từ “những” hoặc “các”, hãy chọn luôn cả 2 đáp án đó.
- Câu hỏi có 3 ĐÁP ÁN: 2 đáp án dài, 1 ngắn. Các bạn hãy đọc đáp án ngắn trước nếu đúng hãy chọn luôn đáp án đấy. Còn ngược lại chọn cả 2 đáp án là câu D.
- Câu hỏi liên quan đến KHÁI NIỆM và ĐỊNH NGHĨA được đặt trong dấu ngoặc kép về Vạch – Phố – Dải – Phần: Hãy chọn đáp án 1.
- Câu hỏi tuân theo hiệu lệnh của ai: Chọn đáp án “hiệu lệnh của người điều khiển giao thông” và “biển báo giao thông”.
- Những câu hỏi liên quan đến khuân vác, vận chuyển chất gây hại, vật nặng: Chọn ngay “bị nghiêm cấm”.
- Những câu hỏi có đáp án chứa các từ: “bị nghiêm cấm”, “không được”, “UBND cấp tỉnh”, “Cơ quan, tổ chức, cá nhân” thì mình chọn luôn đáp án đó.
- Khi câu hỏi có nhắc đến HIỆU LỆNH của người điều khiển giao thông: “Giơ” chọn đáp án 2, “Giang” chọn đáp án 1.
- Câu hỏi về VÒNG XUYẾN: Nếu “có báo hiệu đi theo vòng xuyến” nhường bên tay trái, “không có dấu hiệu đi theo vòng xuyến” nhường bên tay phải.
- Các câu hỏi về CON SỐ: Các đáp án đúng 5m, 5 năm, 18 tuổi, 40 km/h, nhỏ hơn 70 km/h.
- Câu hỏi về ĐÔNG DÂN CƯ: Đề bài không có số: chọn đáp án 2, đề bài có số: chọn đáp án có từ “xe gắn máy” ở cuối đáp án.
- Câu hỏi về ĐƯỜNG CAO TỐC: Vào đường cao tốc: Chọn đáp án 1 + 3, ra đường cao tốc: Chọn đáp án 1.
- Câu hỏi về VÒNG XUYẾN: Có báo hiệu đi theo vòng xuyến thì nhường bên tay TRÁI. Không có báo hiệu đi theo vòng xuyến thì nhường bên tay PHẢI.
- Câu hỏi về NỒNG ĐỘ CỒN: Mô tô: thì chọn đáp án 1. Ô tô: thì chọn đáp án 2.
- Nguyên tắc nhường đường: nhường đường cho xe ưu tiên, đường chính, người đi bộ.
Mẹo thi lý thuyết A1 ở phần biển báo giao thông
Biển báo giao nhau với đường không ưu tiên:
- Khi gặp biển báo này các bạn đang ở trên đường ưu tiên và được phchuyển hướng sang nơi giao nhau.
- Còn ngược lại nếu bạn gặp biển báo giao nhau với đường ưu tiên, bắt buộc phải chờ cho xe trên đường ưu tiên đi trước.
- Còn các biển báo khác yêu cầu mỗi học viên phải học nhận dạng và trải nghiệm nên các bạn phải xem hình thật kỹ.
Mẹo thi lý thuyết A1 phần sa hình
a. Thứ tự đi phần sa hình:
Thứ 1: Xe nào vào nơi giao nhau đi trước.
Thứ 2: Xe ưu tiên đi trước: Quân sự, công an, cứu thương…
Thứ 3: Xe nào đi trên đường ưu tiên thì được đi trước.
Thứ 4: Xe bên phải không vướng đi trước.
Thứ 5: Rẽ phải – Đi thẳng – Rẽ trái.
b. XE CON LUÔN ĐÚNG: Tức là xe con là từ khóa, xe con luôn chấp hành đúng quy tắc giao thông.
- Khi đề bài hỏi xe nào được quyền đi trước, xe nào chấp hành đúng luật giao thông => Chọn đáp án có xe con.
- Khi đề bài hỏi xe nào vi phạm quy tắc giao thông => Chọn đáp án không có xe con (Vì xe con luôn đúng).
c. Có hình CSGT hoặc VÒNG TRÒN hoặc VÒNG XUYẾN: Chọn đáp án số 3.
Trong phần sa hình, câu nào xuất hiện hình CSGT hoặc VÒNG TRÒN, hoặc VÒNG XUYẾN thì chọn luôn đáp án số 3.
d. ĐẾM SỐ XE: Trong phần sa hình , trong hình chỉ có mỗi xe không, không có biển , không có đèn gì cả, thì ĐẾM SỐ XE CHỌN ĐÁP ÁN: Có 3 xe chọn đáp án 3, 4 xe chọn đáp án 4.
e. Có mũi tên màu đỏ:
Đếm ngã – 1 => ra đáp án. (Có 3 ngã thì đáp án 2, có 4 ngã thì đáp án 3).
f. Có chữ Xe con (E) và “Xe xích lô”: chọn đáp án đúng luôn.
4.2 Bài thi thực hành lái xe
Trong bài thi thực hành, học viên phải lái xe chạy theo hình số 8, đường thẳng, đường quanh co, và đường nhấp nhô. Thí sinh đủ 80/100 là đạt. Lưu ý trong quá trình di chuyển sẽ bị trừ điểm nếu:
- Trừ 5 điểm: cán vạch, chết máy, chân chạm đất
- Trừ 25 điểm – loại trực tiếp: học viên để té xe hoặc đi sai hình (đi ngược vòng) hoặc sẽ bị loại trực tiếp.
Người tham dự kì thi sát hạch thi bằng lái xe máy A1 sẽ phải sử dụng xe thi do trung tâm sát hạch cung cấp.
Sau khi hoàn thành tất cả các bài thi, học viên trả xe, trả nón bảo hiểm, kí tên vào giấy tờ và ra về.
Một số mẹo khi thực hiện bài thi thực hành :
- Trong khi thực hiện bài thi, nếu xe bị chết máy thì bình tĩnh đề máy chạy tiếp (chỉ dắt xe ra khi giám khảo nói rớt, trả xe – chủ yếu vẫn du di không làm khó học viên);
- Khi thực hiện bài thi thực hành bạn nên đi số 3 hoặc số 4 ga hơi mạnh và đạp chân phanh để xe khỏi chết máy;
- Tự tin làm bài thi, khi mắc lỗi không hoảng hốt , không lá hét , bình tĩnh , tự tin thực hiện nốt bài thi của mình.
Kết thúc của quy trình thi bằng lái xe, học viên sẽ được nhận bằng lái xe sau khoảng hai tuần. Khi đó, đơn vị đào tạo sẽ có trách nhiệm thông báo lấy bằng. Trong trường hợp bạn đã đăng ký gửi bằng về nhà thì đơn vị vận chuyển sẽ giúp bạn. Nếu đến lấy bằng, học viên mang theo CMND bản gốc và giấy hẹn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản để có được bằng lái xe A1. Một số người thắc mắc vậy bằng lái A1 với bằng lái A2 khác gì nhau và có nên thi bằng A2 thay cho bằng A1 hay không? Cùng đi tìm câu trả lời ở phần cuối của bài viết.
5. So sánh bằng lái xe máy hạng A1 và bằng lái xe hạng A2
Tương tự bằng lái xe hạng A1, bằng A2 cũng là loại giấy phép lái xe để điều khiển xe mô tô 2 bánh. Tuy nhiên, A2 là hạng bằng cao hơn A1, được phép lưu thông với các loại xe có động cơ từ 175 phân khối trở lên. Khi sở hữu bằng A2 thì bạn không cần thi thêm bằng A1 mà bạn vẫn được phép sử dụng xe dưới 175 phân khối.
Tuy nhiên, khi thi thì độ khó của bằng A2 sẽ cao hơn so với bằng A1. Tổng số câu hỏi lý thuyết luật giao thông đườn bộ cần học là 450 câu trắc nghiệm (18 bộ đề). Sẽ có 25 câu hỏi trong 1 bộ đề thi sát hạch lý thuyết, người tham dự làm đạt tối thiểu 23/25 câu trong khoảng thời gian là 19 phút là đậu.
Ngoài ra, khi thi sát hạch thực hành thì sẽ phải thực hiện di chuyển trên sa hình vòng số 8 và vòng số 3 trên xe mô tô có động cơ từ 250 phân khối trở lên (thông thường là thi trên xe Rebell 250 phân khối). Xe thi cũng sẽ được trung tâm chuẩn bị cho các thí sinh.
Như vậy các bạn có thể thấy sự khác biệt nhau rõ ràng của 2 hạng bằng lái xe A1 và A2. Khi bạn đăng kí thi bằng lái xe 2 bánh thì có thể dễ dàng biết nên lựa chọn thi bằng lái loại nào rồi nhé.
Tóm lại, bằng lái xe A1 là loại bằng tương đối dễ để đăng ký học và thi. Chỉ cần đủ 18 tuổi trở lên là bạn đã có thể nộp hồ sơ và chuẩn bị kiến thức để bước vào đợt thi do Sở tổ chức. Tuy nhiên, nên tìm được trung tâm chuyên nghiệp và đủ uy tín để tránh “tiền mất tật mang”.