Học thực hành lái xe b2 cho người mới bắt đầu sẽ khó khăn hơn với những người đã từng lái xe. Quá trình này có nên học ở nhà? Tham khảo các bước học lái xe ô tô cơ bản và phần hướng dẫn sa hình cụ thể ở bài viết sau.
Có nên tự học thực hành lái xe B2 tại nhà hay không?
Học thực hành lái xe b2 cho người mới bắt đầu sẽ có mức độ khó nhất định, nhất là với những học viên chưa từng tiếp xúc với ô tô. Tuy nhiên, do thực hành là một phần quan trọng trong mỗi kỳ thi sát hạch lái xe nên tất cả học viên đều phải học và nắm được các kỹ năng lái xe sau mỗi khoá học. Kết thúc phần thi thực hành thì thí sinh bắt buộc phải có tổng số điểm là trên 80 thì mới được coi là đậu kỳ thi.
Vậy làm thế nào để đạt điểm cao khi thi sát hạch? Liệu có nên tự học thực hành lái xe b2 ở nhà hay không?
Nếu bạn đã thành thục tất cả các kỹ năng liên quan đến xe ô tô thì có thể tham khảo thêm các bài tập trên mạng và giáo trình dạy thực hành lái xe ô to để tự luyện. Điều đó có nghĩa là bạn phải thực sự tự tin vào tay lái của mình. Vì khi thi bằng lái B2 tức là bạn đang thi xe số sàn, loại xe tương đối khó điều khiển. Đôi khi, trường hợp tự học ở nhà trở thành mạo hiểm, mặc dù khi đó thì bạn không mất thêm phí học thực hành tại trung tâm.
Thông thường, trước khi đi thi bằng B2 thì học viên sẽ đăng ký học lái xe ở các trung tâm đào tạo uy tín. Mặc dù khi đăng ký học cả thực hành lẫn lý thuyết tại đây thì học phí lái xe b2 sẽ cao hơn so với đăng ký thi không học nhưng sẽ có nhiều cái lợi hơn. Khi tham gia khoá học lái xe thì bạn hoàn toàn được học kiến thức và kỹ năng từ cơ bản cho tới nâng cao. Trong quá trình này, giáo viên sẽ giúp bạn đúc kết ra những kinh nghiệm hữu ích.
Tóm lại, nếu muốn có tỷ lệ đậu cao thì bạn vẫn nên đi học thực hành ở trung tâm. Nên tìm hiểu kỹ thông tin nơi sắp học để đảm bảo bạn được tham gia khoá học an toàn và chất lượng.
Trước khi bước vào bài học chính thì bạn nên học các bước lái xe ô tô cơ bản. Tham khảo nội dung này ở phần sau.
Các bước học lái xe ô tô cơ bản
Các bước học lái xe b2 cho người mới bắt đầu cần phải trải qua từng phần sau:
Làm quen với oto
- Túi khí: hiện nay, hầu hết các xe đều có túi khí bảo vệ. Nhưng túi khí này sẽ chỉ hoạt động khi bạn thắt dây an toàn.
- Vô lăng lái xe: là bộ phận dùng để điều khiển chuyển động của xe.
- Công tắc còi điện: nằm trên vô lăng, thường ở chính giữa của vô lăng để người lái xe bấm phát ra tín hiệu cho những người cùng lưu thông trên đường biết
- Công tắc đèn xe: dùng để bật – tắt các loại đèn trên xe: đèn pha, đèn cốt, đèn xi nhan.
- Bàn đạp ly hợp – côn xe: thường ở vị trí bên trái của trục vô lăng. Bộ phận này dùng khi khởi động xe, chuyên số hay dừng xe
- Chân côn: Bên trái của trục vô lăng lái, giúp đóng mở ly hợp nhằm nối hoặc ngắt động lực từ động cơ, sử dụng khi khởi động động cơ, chuyển số, phanh dừng xe.
- Chân thắng: Bên phải của trục vô lăng lái giữa bàn đạp côn và bàn đạp ga, nhằm giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe ô tô.
- Chân ga: Bên phải của trục vô lăng lái cạnh bàn đạp phanh, giúp điều khiển lượng cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
- Bộ phận cần điều khiển phanh (thắng tay): Hỗ trợ dừng xe với chân phanh khi cần thiết, giúp xe đứng yên trên dốc.
Tập với động cơ chưa khởi động
Bài tập với vô lăng điều khiển xe ô tô
Dùng bàn tay trái nắm vô lăng góc 9h và bàn tay phải nắm vô lăng hướng 3h, không nên nắm quá chặt vô lăng mà chỉ cần vừa đủ để tạo lực quay vô lăng. Bạn quay hết vô lăng từ trái qua phải sau đó trả lái (quay vô lăng lại vị trí ban đầu). Sau đó bạn quay hết vô lăng từ phải qua trái sau đó trả lái tương tự như trên.
Bài tập với hộp số sàn
Ta tập di chuyển cần số từ Vị trí Mo (N) ta đẩy theo trục ngang và đưa cần lên vị trí số 1, tiếp tục từ vị trí 1 ta đưa về trục giữa và sang số 2.
Làm tương tự như vậy cho các số 3, 4, 5, và R.
Bài tập với hệ thống điều khiển bằng chân
Dùng chân trái trái đạp hết côn, sau đó nhả ra và dùng chân phải đạp ga nhẹ nhàng vừa đủ lực, tiếp tục lại nhả chân ga ra và đạp cắt côn cuối cùng nhả côn và đạp thắng.
Tập điều khiển xe đơn giản
Học kỹ thuật lái xe cơ bản
Kỹ thuật quay đầu, lùi xe và đỗ xe là các kỹ năng cơ bản bắt buộc phải nắm được sau khi học lái xe ô tô. Mặc dù là những kỹ thuật cơ bản nhưng khi học thực hành, bạn sẽ thấy rằng nó không hề đơn giản. Bạn sẽ phải thực hiện thuần thục những kỹ năng này vì nó cần thiết trong mọi trường hợp tham gia giao thông thực tế.
Học lái xe ô tô trong tình huống tắc đường
Nếu bạn sinh sống tại các đô thị lớn, bạn không thể tránh khỏi tắc đường. Vậy nên, học lái xe ô tô trong tình huống này là nội dung cần thiết với các lái xe mới. Các kỹ năng cần có khi lái xe gặp tắc đường là:
- Duy trì động cơ nổ máy liên tục trong suốt thời gian lái xe
- Phối hợp giữa tay côn và chân ga thành thạo
- Điều khiển xe chậm rãi, không tăng giảm ga đột ngột
- Căn khoảng cách hợp lý với xe trước, xe sau
Sau khi học xong các bài tập cơ bản trên thì giáo viên sẽ giúp bạn làm quen và học thực hành 11 bài sa hình, phục vụ cho kỳ thi sát hạch sắp tới.
Hướng dẫn học thực hành lái xe B2 cho người mới bắt đầu
Khi học bằng lái xe B2, học viên sẽ được hướng dẫn học 11 bài thi trong sa hình với trình tự thực hiện nhất định.
Bài 1: Xuất phát
Khi có lệnh xuất phát “Bắt đầu” chúng ta mở côn cứ từ từ chạy qua vạch xuất phát. Nếu 20 giây sau khi có lệnh xuất phát mà chưa cho xe qua vạch xuất phát sẽ bị trừ 5 điểm, 30 giây chưa qua khỏi vạch xuất phát sẽ bị loại trực tiếp. Khi nghe có tín hiệu “Bính boong” thì tắt xi-nhan cắt côn và chạy chậm lại là được.
Bài 2: Bài thi dừng xe nhường đường cho người đi bộ
Bạn phải dừng xe đúng chỗ trước vạch trắng và đường dành cho người đi bộ (sọc ngựa vằn). Cản xe phía trước cách vạch dừng không quá 0,5m. Canh cột Stop nằm giữa tay nắm cửa xe.
Bài 3: Bài thi dừng xe và khởi hành xe ngang dốc
Bài này chúng ta không cần dùng ga, mở côn cho xe lăn bánh lên tới cột stop. Không được thắng lố cột Stop, nếu lố cột sẽ bị loại trực tiếp. Khi lên thấy vai cách cột stop 3 tấc thì cắt côn và thắng nhanh. Giữa chân côn từ từ nhìn lên kim đồng hồ tua khi nào kim xuống giữa số 1 và số 0 sau đó buôn chân thắng đệm ga liên tục.
Bài 4: Bài thi qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc
– Qua vệt bánh xe: Đối với bài thi này bạn phải đi đúng hình của hạng xe sát hạch của mình, nếu đi không đúng bạn sẽ bị loại khỏi bài thi. Khi lái xe chú ý bánh xe trước và bánh xe sau bên lái phụ qua vùng giới hạn của vệt bánh xe, nếu bánh xe không qua vùng giới hạn của vệt bánh xe bạn sẽ bị truất quyền sát hạch. Bạn không được để bánh xe đè lên vạch, nếu mỗi lần đè lên vạch bạn sẽ bị trừ 5 điểm, mỗi lần quá 5 giây sẽ bị trừ tiếp 5 điểm. Bạn phải hoàn thành bài thi này trong thời gian 2 phút, nếu quá sẽ bị trừ 5 điểm.
– Qua đường vòng vuông góc: Hãy canh làm sao cho khi vai của bạn ngang với góc đường thì đánh hết lái thật nhanh.
Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
Tốt nhất khi đến đèn tín hiệu thì dừng lại trước vạch vào bài thi, dừng lại trước vạch vàng 1m và cắt côn. Chờ đèn đỏ còn tầm 2 giây thì mở côn từ từ đi tiếp (lưu ý nếu đèn xanh còn 3-4 giây cũng không được đi vì khi đèn đỏ thì xe vẫn chưa qua hết sẽ bị trừ 10 điểm). Bài thi này bạn phải lái xe qua ngã tư trong thời gian 20 giây. Nếu quá 20 giây từ khi đèn tín hiệu màu xanh bật sáng mà không lái xe qua vạch kết thúc ngã tư, bị trừ 5 điểm. Quá 30 giây bạn sẽ bị truất quyền sát hạch.
Bài 6: Bài thi đường vòng quanh co
Áp dụng quy tắc “tiến bám lưng – lùi bám bụng”. Khi lái xe, chú ý bánh xe không đè vào vạch giới hạn. Nếu bánh xe đè vào vạch mỗi lần bị trừ 5 điểm, quá 5 giây trừ tiếp 5 điểm. Bạn cần hoàn thành trong thời gian 5 phút, quá 5 phút sẽ bị trừ 5 điểm.
Bài 7: Bài thi ghép xe dọc vào nơi đỗ
Bài thi này bạn có thời gian 2 phút để thực hiện cho xe đỗ vào chuồng và tiến ra khỏi chuồng không được chạm vạch hoặc đè lên vỉa hè. Khi lùi vào nghe tiếng báo “tưng” thì thắng lại và chạy ra khỏi chuồng.
Bài 8: Bài thi tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua
Với bài thi này bạn chí ý dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 50cm. Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định sẽ bị trừ 5 điểm. Dừng xe quá vạch dừng quy định bị trừ 5 điểm. Kinh nghiệm của bài thi này là căn qua gương phụ bên trái. Nếu mắt của bạn, mép dưới của gương phụ và vạch dừng tạo thành 1 đường thẳng thì đạp phanh và côn cho xe dừng lại.
Bài 9: Thay đổi số trên đường thẳng
Khi xe của bạn bắt đầu vào đường chuẩn bị tăng tốc thì hãy điều chỉnh cho xe đi thẳng, cầm chắc vô lăng, nhả hết côn, phanh và đạp từ từ chân ga để tăng tốc. Khi xe qua biển “bắt đầu tăng số, tăng tốc độ” thì bạn đạp chân côn vào số 2 rồi nhả chân côn ra, lại tì chân ga đi tiếp.
Ngay sau khi đi qua biển báo tốc độ tối thiểu phải đạt trên 20km/h bạn phải đạp côn và phanh cho xe đi chậm lại. Khi gần như dừng lại thì về số 1 trước biển tốc độ tối đa cho phép. Cuối cùng bạn nhả côn từ từ điều khiển cho xe đi qua biển báo cấm này.
Bài 10: Bài thi ghép xe ngang vào nơi đỗ
Ở bài thi ghép ngang b2, vai người lái trùng với góc vuông thì đánh hết vô – lăng sang phải và lùi xe vào chỗ đỗ đến khi xe nằm ở góc 45 độ so với đường thẳng của vỉa hè như hình dưới hoặc nhìn vào gương chiếu hậu trái sao cho xe mình và mép phải xe sau nằm trên 1 đường thẳng. Trả lái thẳng lùi xe đến khi nào bánh xe sau bên trái ngang mép ngoài của xe đang đỗ. Xoay vô-lăng sang trái và lùi dần vào chỗ đỗ.
Cuối cùng chỉnh xe về đúng vị trí và giữ khoảng cách giữa 2 xe để khi ra được dễ dàng.
Bài 11: Kết thúc
Để kết thúc bài sát hạch, bạn bật đèn xi-nhan phải khi lái xe qua vạch kết thúc. Bạn không bật đèn xi-nhan sẽ bị trừ 5 điểm.
Trên đây là toàn bộ phần hướng dẫn cho học thực hành lái xe b2 cho người mới bắt đầu. Hy vọng kiến thức mà chúng tôi vừa chỉ ra ở trên bạn sẽ có một tinh thần và điều kiện được chuẩn bị tốt nhất cho khóa học. Chúc bạn đọc có thể học thực hành và thi sát hạch một cách thuận lợi.