Khung giờ cấm đường ở Hà Nội được quy định cụ thể đối với từng tuyến đường trong các khung giờ nhất định. Vậy làm thế nào để phân biệt được khu vực bị cấm và các loại xe nào không được phép di chuyển tại đó? Những cập nhật mới nhất về khung giờ đặc biệt này sẽ được cập nhật ở nội dung sau.
1. Vì sao có giờ cấm xe tải vào thành phố?
Thông thường, các loại xe tải chỉ được di chuyển vào thời gian ngoài giờ hành chính. Các tuyến phố nội thành vào giờ hành chính sẽ không có các loại hình xe dạng này hoạt động. Lý do đơn giản là vì các xe này bị cấm hoạt động trong một khung giờ nhất định.
Với mật độ dân cư dày đặc, Hà Nội là tỉnh, thành phố có tình trạng ùn tắc giao thông đáng báo động nhất cả nước. Để giải quyết tình trạng này, giải pháp cấm xe tải đi vào thành phố được đề xuất và phê duyệt. Theo đó, thành phố ban hành văn bản quy định các khung giờ cụ thể và tuyến đường cụ thể cấm xe tải. Quy định này được điều chỉnh bởi Quyết định 06/2013/QĐ-UBND.
Vì vậy, để có thể chủ động trong lộ trình chuyển nhà trong nội thành Hà Nội, các tài xế có thể cập nhật quy định về giờ cấm xe tải vào thành phố Hà Nội ở từng nội dung bên dưới.
2. Những tuyến đường áp dụng giờ cấm xe tải vào Hà Nội
Khung giờ cấm xe tải Hà Nội năm 2024 sẽ được giới hạn cho một số các tuyến đường sau đây. Các tài xế nên nắm rõ để đảm bảo lưu thông được thuận tiện và đúng quy định nhất:
+ Đường trên cao đoạn từ nút giao Mai Dịch đến nút giao Pháp Vân, Lĩnh Nam. Xe ô tô được phép hoạt động và cấm các phương tiện khác.
+ Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Đại Lộ Thăng Long (đoạn từ Phạm Hùng đến nút giao thông 70)
+ Đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến: Đoạn tiếp đất từ đường trên cao đi Đại lộ Thăng Long và ngược lại. Các phương tiện giao thông được phép hoạt động.
+ Ngô Gia Khảm, cầu Vĩnh Tuy, Nguyễn Khoái (từ cầu Vân Đồn đến Minh Khai)
+ Nguyễn Văn Cừ (đoạn đường từ cầu Chui đến Nguyễn Sơn). Ngọc Lâm (đoạn đường từ cầu Chui đến Ngô Gia Khảm)
+ Minh Khai (đoạn từ Minh Khai dẫn đến Nguyễn Tam Trinh), Nguyễn Tam Trinh, Pháp Vân (đoạn từ Pháp Vân đến Kim Đồng)
+ Đại lộ Thăng Long, Lê Trọng Tấn (Hà Đông), Phúc La, Văn Phú, Phùng Hưng (đoạn từ Phúc La, Văn Phú đến Cầu Bươu, quận Hà Đông)
+ Đường 70 (từ Đại lộ Thăng Long đến đường 72). Đường 72 (đoạn đường 70 đến đường Lê Trọng Tấn, Quận Hà Đông)
+ Pháp Vân, Cầu Thanh Trì, Nguyễn Văn Linh, Ngô Gia Tự trở vào trung tâm thành phố
+ Đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông), Phúc La, Văn Phú, Phùng Hưng (Quận Hà Đông, từ Phúc La đến Cầu Bươu)
+ Cầu Bươu, Phan Trọng Tuệ, Ngọc Hồi ( từ Ngã ba Phan Trọng Tuệ đến ngã ba Pháp Vân)
Ngoài các đặc điểm về khu vực, những người điều khiển phương tiện là xe tải cần phải để ý thêm về khung giờ cấm.
3. Xe tải không được đi vào thành phố Hà Nội giờ nào?
3.1 Đối với xe tải 1.25 tấn
Cấm xe tải đến 1,25 tấn di chuyển trong thành phố vào 2 khung giờ cao điểm trong Tp. Hà Nội : từ 6:00 – 9:00 và từ 15:00 – 21:00. Các khung giờ còn lại, xe được hoạt động và lưu thông bình thường trong thành phố.
3.2 Đối với xe tải từ 1,25 tấn – dưới 10 tấn
Cấm xe tải từ 1,25 tấn – dưới 10 tấn hoạt động trong Tp Hà Nội khung giờ từ 6:00 – 21:00. Tức là chỉ được phép di chuyển trong nội thành vào ban đêm và rạng sáng (từ 21:00 – 6:00 sáng ngày hôm sau). Nếu muốn đi lại trong thành phố vào khung giờ cấm, tài xế cần xin được giấy phép lưu hành được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
3.3 Đối với xe tải trên 10 tấn, xe tải nặng
Các loại xe tải nặng khi muốn lưu thông vào trong thành phố bắt buộc phải có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền. Và ngay cả khi đã xin được giấy phép thì vẫn bị hạn chế giờ hoạt động. Khung giờ được di chuyển trong nội thành dành cho loại xe tải trọng nặng này là từ 21:00 – 6:00.
Phần lớn xe tải chuyển đồ, chuyển nhà có tải trọng dưới 1,25 tấn, do đó không bị hạn chế giờ hoạt động theo các quy định nêu trên. Bạn có thể yên tâm chuyển đồ vào bất cứ khung giờ nào. Miễn là phù hợp với quỹ thời gian của bạn, đồng thời phù hợp với các yếu tố về phong thủy.
Trường hợp bạn có nhu cầu chuyển máy móc, hàng hóa, kho xưởng… bằng xe tải >1,25 tấn thì cần tuân thủ đúng các khung giờ cấm xe tải vào thành phố Hà Nội để tránh bị xử phạt. Tuy nhiên, vẫn có một số loại xe được phép đi vào giờ cấm hoặc vào đường cấm khi đáp ứng được các điều kiện nhất định.
4. Cách để di chuyển vào phố Hà Nội trong giờ cấm
4.1 Xin giấy phép vào phố cấm ở đâu
Có lẽ đối với những tài xế xe tải mới thì quá trình thực hiện xin giấy phép lưu thông trong giờ cấm Hà Nội còn nhiều băn khoăn và vướng mắc. Trong đó, hồ sơ thủ tục và đơn vị hành chính nào có quyền hạn cấp phép những giấy tờ này? Là điều mà nhất định các tài xế nên biết
Nếu như bạn có nhu cầu xin giấy phép lưu thông xe tải đi vào thành phố Hà Nội trong khung giờ cấm. Thì tài xế cần phải làm thủ tục xin giấy phép tại Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Và giấy phép vào phố cấm xe tải Hà Nội sẽ do Phòng CSGT cấp cho xe tải được phép vào các tuyến phố cấm. Để hỗ trợ hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm:
+ Giấy phép phố cấm 2 khung giờ : 9h-15h, 21h-6h (sáng hôm sau)
+ Giấy phép phố cấm 24/24h (24 giờ)
+ Giấy phép phố cấm do phòng cảnh sát giao thông cấp
+ Giấy phép phố cấm do sở giao thông vận tải cấp
4.2 Hồ sơ xin giấy phép vào các tuyến phố Hà Nội trong giờ cấm
Để đảm bảo nhanh chóng và được cấp phép giấy lưu thông vào thành phố trong giờ cấm. Thì bạn sẽ cần thực hiện và chuẩn bị đầy đủ những bộ sơ bao gồm:
Đối với xe cơ quan, doanh nghiệp tư nhân: Phải có công văn gửi chủ đầu tư các dự án. Nhằm xác định khối lượng hàng hóa vận chuyển. Tiếp đó Sở quản lý xây dựng chuyên ngành sẽ xác nhận. Sau đó, Phòng CSGT sẽ xem xét và cấp giấy phép cho đơn vị đi vào đường cấm.
Đối với xe tư nhân: Nộp đơn viết tay hoặc đánh máy trình bày khối lượng hàng hóa cần vận chuyển. Nộp kèm theo các loại giấy tờ sau (bản sao có công chứng):
+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân
+ Đăng ký xe.
+ Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cảu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
+ Giấy phép kinh doanh vận tải.
+ Lệnh điều xe, hợp đồng vận chuyển và hóa đơn trả hàng (trong trường hợp nếu có).
Sau khi hoàn tất và nộp đầy đủ hồ sơ như trên. Bạn cần tiến hành nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Và chờ đến hẹn để nhận được giấy phép lưu thông vào phố cấm.
Nếu không có những điều kiện trên mà cố tình di chuyển vào khung giờ hoặc tuyến đường cấm thì tài xế sẽ bị phạt với mức tương đương như mục sau.
5. Quy định xử phạt khi vi phạm
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 4 và Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Mức xử phạt lỗi điều khiển xe tải đi vào đường cấm giờ sẽ được quy định như sau:
” Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định”
Như vậy, khung giờ cấm đường ở Hà Nội được quy định rõ ràng trên các văn bản Pháp luật. Mỗi tài xế trước khi tham gia giao thông nên tìm hiểu kỹ lưỡng để thực hiện đúng luật, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người khác.
>>> Xem những thông tin khác tại : https://hoclaixeb2hanoi.com/