Hướng dẫn học lái xe hạng D giúp bạn nâng hạng thuận lợi từ các hạng bằng lái thấp hơn. Vậy làm sao để có bằng lái xe hạng D ? Phương pháp học có gì cần lưu ý để thuận lợi có bằng sớm nhất? Cùng tìm hiểu tất cả những nội dung trên ở bài viết nhé!
1. Tìm hiểu về giấy phép lái xe hạng D
Khi có nhu cầu thi lên bằng D thì bạn cần phải nắm được chính xác những thông tin sau.
1.1 Bằng lái xe D là gì?
- Ô tô khách/ xe du lịch từ 30 chỗ ngồi trở xuống;
- Lái xe tải, xe taxi, xe buýt, xe khách giường nằm.
1.2 Điều kiện học bằng lái xe D
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú và làm việc/ học tập hợp pháp tại Việt Nam từ đủ 24 tuổi trở lên (tính đến ngày thi sát hạch)
- Có từ đủ 3 năm kinh nghiệm lái xe và 50.000km lái xe an toàn đối với nâng hạng 1 dấu từ C lên D hoặc từ đủ 5 năm kinh nghiệm lái xe và 100.000km lái xe an toàn đối với nâng hạng 2 dấu từ B2 lên D
- Có trình độ học vấn tối thiểu từ cấp THCS trở lên
- Có bằng lái xe hạng B2 hoặc C vẫn còn thời hạn sử dụng
1.3 Hồ sơ đăng ký nâng hạng bằng lái xe hạng D
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô theo mẫu
- Bản sao giấy CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn
- Giấy khám sức khỏe lái xe không quá 6 tháng
- Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu
- Bản sao bằng tốt nghiệp THCS hoặc bằng cấp tương đương công chứng. Xuất trình bản chính khi được kiểm tra
- Bản sao bằng lái xe ô tô hiện có. Xuất trình bằng lái khi dự sát hạch và nhận bằng lái xe.
Sau khi nộp bộ hồ sơ này cho trung tâm uy tín trên địa bàn nơi mình sinh sống, bạn sẽ được học lý thuyết và thực hành.
2. Mẹo học và thi nâng hạng bằng lái D
Khi muốn nâng dấu bằng lên hạng D thì bạn cần phải chú ý cả phần lý thuyết và thực hành.
2.1 Mẹo học lý thuyết chỉ trong 1 ngày
- Trước hết, nạn cần nắm vững các khái niệm sau:
- Phần đường xe chạy: Là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại.
- Làn đường: chia theo chiều dọc, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn
- Khổ giới hạn đường bộ: chiều cao, chiều rộng, hàng hóa xếp trên xe.
- Dải phân cách: phân chia phần đường xe cơ giới, xe thô sơ. Được chia làm 02 dạng: cố định và di động.
- Người lái xe: là người điều khiển xe cơ giới.
- Đường ưu tiên: được các phương tiện nhường đường.
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: kể cả xe máy điện, các loại xe tương tự.
- Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ: kể cả xe đạp máy, các loại xe tương tự.
- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ: cơ giới, thô sơ, xe máy chuyên dùng.
- Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông: người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ
- Người tham gia giao thông gồm có:
+ Người sử dụng phương tiện.
+ Dẫn dắt súc vật, người đi bộ.
- Người điều khiển giao thông gồm có:
+ Cảnh sát giao thông.
+ Người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông.
- Dừng xe: đứng yên tạm thời.
- Đổ xe: đứng yên không giới hạn thời gian.
- Mẹo phần sa hình
Để trả lời các câu hỏi về sa hình, bạn nhớ các nguyên tắc về ưu tiên sau:
- Nhất chớm: Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất.
- Nhì ưu: Tiếp đó đến các xe ưu tiên. Trong các xe ưu tiên thì xe cứu hỏa đầu tiên rồi xe quân sự, xe công an, xe cứu thương
- Tam đường: Tiếp nữa, nếu cùng là xe ưu tiên hoặc cùng là xe không ưu tiên thì xét đến đường ưu tiên. Tức là xe nào nằm trên đường ưu tiên thì có quyền đi trước.
- Tứ hướng: Xe nào không vướng xe khác ở bên phải có quyền đi trước. Nhưng trong vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đến từ bên trái.
- Thứ tự ưu tiên tiếp theo: xe rẽ phải, xe đi thẳng, xe rẽ trái.
- Mẹo thi về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:
- Tay giơ thẳng đứng: tất cả dừng lại.
- Hai tay hoặc một tay giơ ngang: trước sau dừng lại, trái phải được đi.
- Trong đô thị và khu đông dân cư:
+ Không được bấm còi từ 22 giờ tối đến 5 giờ sáng.
+ Không được sử dụng đèn chiếu xa.
+ Chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn từ 22 giờ đến 5 giờ sáng.
+ Chỉ được quay đầu xe nơi đường giao nhau, nơi có biển báo quay đầu xe.
- Nhường đường tại nơi giao nhau.
+ Không có biển báo hiệu đi theo vòng xuyến nhường đường bên phải.
+ Có biển báo hiệu đi theo vòng xuyến nhường đường bên trái.
- Xe quá tải trọng, quá khổ khi lưu thông trên đường. Phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép.
- Khi đỗ xe ô tô sát lề đường hè phố phái bên phải:
+ Cách lề, hè phố không quá 0.25 m.
+ Cách xe ô tô đang đỗ phía bên kia đường tối thiểu 20m.
Vạch nét liền không được đè vạch, vạch nét đứt được đè vạch
- Vạch màu vàng phân chia các làn xe ngược chiều. Vạch màu trắng phân chia các làn xe chạy cùng chiều.
- Về kiến thức chung
- Câu hỏi có từ “đường bộ” chọn đáp án 2
- Câu nào có từ 3 đến 4 đáp án: chọn đáp án “cả” hoặc “tất cả”. Trừ câu “phần đường xe chạy”. Và câu “cung cấp nhiên liệu cho động cơ xăng” thì chọn đáp án 1.
- Nồng độ cồn trong: máu ( đáp án 2), khí thở (đáp án 1)
- Các câu hỏi về tuổi lái xe : đáp án 2, trừ hạng E và FD (đáp án 3)
- Tuổi tối đa hàng E: nam 55, nữ 50 (đáp án 1)
- Giấy phép FE (câu 1) – FC (câu 2)
- Đường cao tốc câu có 2 đáp án chọn đáp án 1
- Quy định các phương tiện tham gia giao thông:
+ Câu có từ”nguy hiểm”; “đặc biệt” chọn đáp án có từ “chính phủ”.
+ Câu có từ”địa phương quản lý” chọn đáp án có từ “UBND Tỉnh”.
+ Các câu còn lại chọn đáp án “Bộ giao thông”;”cơ quan quản lý GT”.
+ Các đáp án có từ : “Tuyệt đối ko”;”Tuyệt đối cấm”;”Cấm” thì Chọn luôn
- Cấm bóp còi từ” 22h>5h sáng hôm sau”. Còi vang xa 100m đồng giọng
- Kinh doanh vận tải xe buýt: chọn đáp án dài hơn.
- Gương chiếu hậu: nhìn sau 20m
- Bảng hiệu hướng đi phải theo: chọn đáp án 3. Trừ câu “biển nào không cho phép rẽ phải” chọn đáp án 1.
- Câu sa hình có 4 xe trở lên: chọn đáp án 3
- Có cảnh sát giao thông đứng: chọn đáp án 3
- Cứ gặp câu hỏi cách đường ray bao nhiêu, thì là 5 mét
2.2 Kinh nghiệm học thực hành
Phần thi thực hành nâng hạng bằng D cũng sẽ bao gồm 11 bài thi tương tự như các hạng bằng lái khác. Nội dung cũng tương tự như các phần thi của bằng B1 hay B2. Tuy nhiên, sau một thời gian dài không luyện tập lại thì việc quên đi kiến thức là điều dễ hiểu. Cùng ôn lại một số kỹ năng chính ở từng phần thi sau.
- Xe không vượt quá vạch
- Không bị tuột dốc quá 50cm
- Không chết máy quá 30s
- Vòng quay động cơ không quá 4000vòng/phút
Chỉ cần bạn tự tin hoàn thành các bài thi này thì hoàn toàn có thể thông qua bài thi và có bằng lái. Ngoài ra các bài thi liên quan đến xử lý tình huống bằng mô hình mô phỏng hay đường trường cũng tương đối dễ dàng để thí sinh vượt qua.