Thi bằng lái xe ở tỉnh khác có được không là câu hỏi mà nhiều người muốn thi bằng lái xe máy và ô tô cùng thắc mắc. Với tình hình thực tế rất nhiều người di chuyển từ quê lên thành phố hoặc đến các địa phương khác để sinh sống và làm việc thì quy định phải thi bằng lái xe ở tỉnh trên giấy tờ có phù hợp hay không?
1. Điều kiện thi bằng lái xe
Trước khi đi sâu vào nghiên cứu vấn đề thi bằng lái xe ở tỉnh thành trên giấy tờ hay có thể thi ở tỉnh đang sinh sống và làm việc thì chúng ta có thể tham khảo qua những điều kiện cơ bản để có thể thi bằng lái xe.
1.1 Đối với bằng lái xe máy
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 60 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì những người có nhu cầu thi bằng lái xe máy A1 trở lên phải đạt đủ các điều kiện sau:
– Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam
– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh. Thời gian này được tính kể từ ngày dự thi sát hạch lái xe.
– Đủ sức khỏe theo quy định:
Về điều kiện sức khỏe để thi giấy phép lái xe của người lái xe, Phụ lục số 01 quy định Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải). Theo đó, người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe hạng A1:
+) Đang rối loạn tâm thần cấp, rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi.
+) Liệt vận động từ hai chi trở lên
+) Thị lực nhìn xa hai mắt: <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). Nếu còn một mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.
+) Người cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).
+) Sử dụng các chất ma túy. Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.
1.2 Đối với bằng lái xe ô tô B1, B2, C
Để học và thi lấy bằng lái xe ô tô, học viên cần đảm bảo các điều kiện sau:
– Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam
– Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên đối với người học và thi bằng lái xe ô tô hạng B1, B2 và đủ 21 tuổi trở lên đối với người học và thi bằng lái xe ô tô hạng C
– Về điều kiện sức khỏe:
+) Người bị rối loạn tâm thần cấp tính, hoặc đã chữa khỏi nhưng chưa quá 24 tháng.
+) Người bị rối loạn tâm thần mãn tính
+) Người có thị lực dưới 5/10 (Thị lực được đo theo đeo kính)
+) Người tật về mắt bao gồm quáng gà, bệnh chói sáng.
+) Khuyết tật cụt 2 ngón tay trở lên
+) Khuyết tật cụt 1 bàn chân trở lên
Như vậy, chỉ cần đạt đủ các điều kiện trên thì bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị một bộ hồ sơ và tìm đến trung tâm uy tín để đăng ký học và thi bằng.
2. Hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe
Với mỗi loại bằng các hạng thông thường sẽ có sự khác nhau về giấy tờ, bằng cấp. Tuy nhiên, nhìn chung thì sẽ có hai loại hồ sơ cơ bản bao gồm:
2.1 Hồ sơ đăng ký bằng lái xe máy
- 4 ảnh thẻ 3×4, lấy cả vai đến khuỷu tay, phông nền ảnh màu xanh dương
- Giấy chứng minh hoặc căn cước công dân photo và được công chứng
- Giấy khám sức khỏe đủ điều kiện tham gia thi bằng lái xe A1 hoặc A2
- Đơn đăng ký thi bằng lái xe
- Nếu đối tượng dự thi đã có bằng lái xe ô tô chỉ phải thi phần thực hành và được miễn thi lý thuyết
2.2 Hồ sơ đăng ký bằng lái xe ô tô các hạng B1, B2, C
-
Đơn đăng ký học lái xe ô tô
-
Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân photo không cần công chứng
-
10 ảnh 3×4 (Ảnh không được đeo kính, tóc không che tai, lông mày, phải cài khuy áo)
-
Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
-
Túi đựng hồ sơ
-
Sơ yếu lý lịch không cần công chứng
Ngoài ra, tùy theo từng địa chỉ trung tâm bạn nộp hồ sơ sẽ có thêm một số giấy tờ liên quan và khoản học phí tương ứng. Nếu địa chỉ đăng ký đó uy tín thì bạn sẽ được hưởng một số quyền lợi ưu đãi với mức phí hợp lý.
3. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến bằng lái xe
Một số câu hỏi mà bạn đọc cùng đưa ra sẽ được chúng tôi giải đáp như sau.
3.3 Vậy thi bằng lái xe máy ở tỉnh khác được không?
Trả lời: Chiếu theo các quy định về điều kiện thi bằng lái xe và những thông tin ở trên thì khi hội đủ các điều kiện như tôi đã nêu ở trên, người dân có thể làm thủ tục đăng ký học thi lấy GPLX ôtô và môtô ở bất cứ tỉnh, thành nào, không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Vì thế, khi có nhu cầu thi bằng lái xe dù đang ở bất kỳ đâu, kể cả cư trú hợp pháp ở nước ngoài thì cũng có thể đăng ký thi bằng. Điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp Việt Nam và đa số các quốc gia khác trên thế giới.
Em thi lí thuyết đã đậu ở quê thì em có thể lên tpHCM thi thực hành đượ không ạ? Hay em phải thi ở dưới quê ạ
Em thi lý thuyết đậu ở 1 trung tâm, đến nơi khác thi thực hành được không ạ. Kết quả lý thuyết được bảo lưu bao bao lâu. Thực hành đã đủ điều kiện thi
Tôi học lái ô tô hạng B2, đã có giấy tốt nghiệp trường nghề tại tỉnh. Tôi có thể sử dụng chứng chỉ nghề để đăng ký thi sát hạch tại tphcm thì có được không
Tôi đăng ký cho vợ học bằng lái xe A1 tại trường Cao đẳng nghề Đà Lạt. Số 19 Nguyễn Khuyến. Bên trung tâm có chị hành chính rất khó ưa. Yêu cầu phải có giấy khám sức khỏe tại Đà Lạt thay vì tôi đã khám ở BMT. Trường hợp này Trường lái có vi phạm không?
Em thi lí thuyết đã đậu ở quê thì em có thể lên nơi khác thi thực hành được không ạ? Hay em phải thi ở dưới quê ạ
Mình đăng ký đơn vị nào thì thi tại đơn vị đó ạ. Không được thi ở hai nơi khác nhau ạ.