Bật mí kỹ năng trước khi vượt xe cần chuẩn bị gì cho lái mới

Vượt xe là tình huống không thể thiếu khi lái xe tham gia giao thông. Tuy nhiên không phải tài xế nào cũng biết cách vượt xe và vượt xe đúng luật để tránh bị phạt. Bài viết dưới dưới đây sẽ bật mí cho bạn các kỹ năng trước khi vượt xe cần chuẩn bị gì.

1. Vượt xe là gì?

Vượt xe là tình huống giao thông mà xe đi sau vượt xe đi trước; khi vượt, các xe phải vượt về bên trái (trừ các trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ). Xe đi với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về phần đường bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Trước khi vượt xe, mỗi lái xe cần có tầm nhìn vượt xe an toàn thì mới được vượt. Cách tính khoảng cách tầm nhìn vượt xe an toàn là khoảng cách đo dọc theo mặt đường tính từ mũi xe để một chiếc xe đang chạy trên đường 2 làn xe hai chiều có thể vượt qua một chiếc xe khác chạy chậm hơn cùng chiều bằng cách chiếm dụng làn xe chạy phía chiều ngược lại và quay trở về làn cũ của mình một cách an toàn.

cách vượt xe ô tô
Nếu không có kỹ năng vượt xe đúng chuẩn rất có thể bạn sẽ bị phạt

2. Nhận biết các loại biển báo cấm vượt

2.1. Biển số P.125 “Cấm vượt”

  • Để báo cấm các loại xe cơ giới vượt nhau, đặt biển số P.125 “Cấm vượt”.
  • Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới vượt nhau (kể cả xe được ưu tiên theo quy định) nhưng được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy.
  • Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số P.133 “Hết cấm vượt” hoặc đến vị trí đặt biển số P.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.

2.2. Biển số P.126 “Cấm xe ô tô tải vượt”

  • Để báo cấm các loại ô tô tải vượt xe cơ giới khác, đặt biển số P.126 “Cấm xe ô tô tải vượt”.
  • Biển có hiệu lực cấm các loại ô tô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn 3.500 kg kể cả các xe được ưu tiên theo quy định vượt xe cơ giới khác. Được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy.
  • Biển không có giá trị cấm các loại xe cơ giới khác vượt nhau và vượt ô tô tải.
  • Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số DP.133 “Hết cấm vượt” hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.

Vượt xe cùng chiều không hề đơn giản, chỉ cần nóng vội, thiếu quan sát hay tính toán sai thì rất có thể phải chịu hậu quả nghiêm trọng.

3. Trước khi vượt xe cần chuẩn bị kiến thức về quy tắc vượt xe ô tô gì

Theo Luật Giao thông đường bộ, khi muốn vượt xe cùng chiều người lái ô tô phải tuân thủ các quy tắc sau:

3.1.Quy tắc chung:

  • Phải có báo hiệu: Trước khi vượt, xe ô tô phải báo hiệu xin vượt bằng còi hoặc đèn. Nếu tham gia giao thông từ 22 giờ tối – 5 giờ sáng thì báo hiệu xin vượt bằng đèn.
  • Chỉ vượt khi đảm bảo điều kiện an toàn: Chỉ vượt xe khi đảm bảo đủ các điều kiện an toàn như không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều ở đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
  • Khi vượt xe phải vượt về bên trái: Khi vượt xe phải vượt về phía bên trái của xe phía trước
  • Khi có xe xin vượt, chủ động nhường đường nếu đủ điều kiện an toàn: Với xe phía trước, nếu thấy có xe sau xin vượt mà đủ điều kiện an toàn thì phải chủ động giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường đến khi xe sau vượt qua. Không gây cản trợ đối với xe xin vượt.

3.2. Trường hợp ô tô được phép vượt phải

Xe ô tô có thể vượt phải trong các trường hợp sau đây:

  • Xe phía trước đang rẽ phải hoặc có tín hiệu rẽ phải
  • Xe chuyên dùng đang làm việc trên đường nên không thể vượt trái
  • Xe điện đang chạy trên đường

Đối với đường có nhiều làn đường cho xe cùng chiều, có vạch kẻ phân làn đường quy định xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy làn đường bên trái thì có thể vượt bên phải miễn là tuân thủ đúng quy định tốc độ và loại phương tiện sử dụng ở làn đường đó.

cách vươyj xe ô tô
Khi muốn vượt xe cùng chiều người lái ô tô phải tuân thủ các quy tắc

3.3. Trường hợp ô tô không được phép vượt

Xe ô tô không được phép vượt trong các trường hợp sau đây:

  • Ở cầu hẹp chỉ có 1 làn xe, hầm đường bộ
  • Đường vòng, đầu dốc, những vị trí có tầm nhìn hạn chế
  • Nơi có đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt
  • Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên
  • Khi điều kiện đường sá hay thời tiết không đảm bảo an toàn cho việc vượt
  • Nơi không đảm bảo điều kiện được vượt xe
  • Nơi có biển báo cấm vượt

4. Cách vượt xe ô tô cùng chiều an toàn

  • Khi chuẩn bị vượt, việc đầu tiên cần làm là bật xi nhan trái, sau khi bật xi nhan, lái xe có thể bấm còi hoặc nháy pha để xin vượt. Tuy nhiên cần lưu ý chỉ nên bấm còi từ 1 đến 2 lần, không nên bấm liên tục sẽ gây khó chịu cho người đi đường.
  • Ngay cả khi xi nhan và bấm còi xong, người điều khiển phương tiện cũng không nên vượt ngay lập tức mà nên chờ một lúc để chắc rằng phương tiện phía trước đã nhận được tín hiệu xin vượt và đồng ý nhường đường cho vượt. Cân nhắc các điều kiện an toàn như điều kiện thời tiết, điều kiện đường, xe đi ngược chiều, các chướng ngại vật trên đường…
  • Khi đã xem xét đủ các yếu tối an toàn, người điều khiển có thể an tâm tiến hành vượt xe. Lái xe thường vượt xe một cách rất rụt rè, chính sự rụt rè này lại gây nguy hiểm, hãy vượt xe một cách dứt khoảng bằng tất cả khả năng của chiếc xe. Tuy nhiên cũng không nên vượt “hăng” quá, hãy giữ chiếc xe vẫn trong tầm kiểm soát của người điều khiển phương tiện.
Cách vượt xe ô tô
Cách vượt xe ô tô cùng chiều an toàn

5. Kinh nghiệm vượt xe ô tô

Khi thấy tình hình đảm bảo vượt xe an toàn, người lái trước khi vượt xe cần chuẩn bị gì. Tuy nhiên cần lưu ý các vấn đề sau:

5.1. Không đi quá sát xe phía trước khi chuẩn bị vượt

Không nên chạy quá sát xe phía trước. Bởi điều này sẽ khiến tầm quan sát của người lái bị hạn chế, khó thấy rõ được phần đường phía trước, giảm khả năng xử lý các tình huống bất ngờ. Nếu đột ngột xuất hiện chướng ngại vật trên đường hoặc xe chạy ngược đi tới thì sẽ rất nguy hiểm.

5.2. Không vượt ngay sau khi ra tín hiệu xin vượt

Trước khi vượt, người lái cần bật đèn xi nhan, bấm còi hay nháy đèn pha để ra tín hiệu với xe phía trước. Sau khi ra tín hiệu không vượt ngay mà hãy đợi vài giây để chắc chắn xe phía trước đã nhận được tín hiệu và xem phản hồi từ họ.

Nếu thấy xe phía trước bật xi nhan theo hướng mình định vượt hay bật đèn báo khẩn cấp thì tuyệt đối không vượt. Vì khi này họ đang ra tín hiệu không cho vượt. Nguyên nhân có thể phía trước không đảm bảo an toàn để vượt. Nếu thấy xe phía trước bật đèn xi nhan sang phải đồng thời hơi chuyển hướng nhẹ về bên phải của phần đường nghĩa là họ đã nhường đường cho phép vượt.

5.3. Vượt dứt khoát

Khi vượt xe ô tô cần đạp ga vượt dứt khoát. Không chần chừ, nao núng, không duy trì chạy song song với xe bên cạnh quá lâu. Trong trường hợp cảm thấy lo lắng thì khi chạy đến vị trí ngang với đầu xe phía trước, người lái có thể giữ lại nhịp 1 – 2 giây để quan sát. Nếu phía trước an toàn, thông thoáng thì đạp ga dứt khoát để xe chạy vượt lên trên.

5.4. Đảm bảo đủ khoảng cách an toàn mới nhập lại làn

Sau khi vượt lên không nhập ngay lại vào làn. Hãy quan sát gương chiếu hậu để chắc chắn đã tạo được đủ khoảng cách an toàn với xe vừa vượt mới cho xe nhập lại làn. Tuyệt đối không cúp đầu xe vừa vượt.

5.5. Duy trì tốc độ cao hơn sau khi vượt

Sau khi vượt nên duy trì tốc độ xe cao hơn. Tránh vừa vượt xe thì rà phanh, giảm tốc đột ngột. Điều này rất nguy hiểm bởi xe phía sau có thể xử lý không kịp.

6. Mức phạt lỗi vượt xe ô tô không đúng quy định

Theo Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người lái xe ô tô sẽ bị phạt từ 3 – 5 triệu đồng, xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng khi vi phạm các lỗi vượt sau đây:

  • Lỗi vượt xe trong những trường hợp không được vượt
  • Lỗi vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt
  • Lỗi không có báo hiệu trước khi vượt
  • Lỗi vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép

Người lái xe ô tô bị phạt từ 1 – 2 triệu đồng, xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng khi vi phạm: Lỗi vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định. Bên cạnh đó, Người lái xe ô tô bị phạt từ 10 – 12 triệu đồng, xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng khi vi phạm: Lỗi vượt xe không đúng nơi quy định gây tai nạn giao thông.

Trên đây là những thông tin về cách vượt xe ô tô đúng luật. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của hoclaixeb2hanoi.com hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha.

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt

Hotline: 1900 0329

Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0985 543 079
Liên hệ Fanpage Thái Việt Liên hệ hỗ trợ qua Zalo Thi Lý Thuyết Online
thi thử