Khi tham gia giao thông, kỹ thuật căn làn đường rất quan trọng, nhất là khi di chuyển vào đường hẹp, nhiều xe cộ. Bởi chỉ cần một sơ suất nhỏ, xe sẽ rất dễ bị va quẹt. Những lái mới thường chưa có kinh nghiệm về kỹ thuật này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách căn đường khi lái ô tô chính xác cho lái mới tham khảo.
1. Tại sao cần phải biết cách căn đường khi lái xe ô tô
Cách căn đường khi lái xe ô tô giúp lái xe chủ động xử lý tình huống. Kỹ năng này là tổng hợp của sự quan sát, phán đoán và kinh nghiệm. Dưới đây là cách căn đường khi lái ô tô chính xác nhất.
Một trong những nguyên nhân thường gặp của các vụ va chạm giao thông hiện nay là do không xác định được vị trí xe đi đường. Nắm được những cách căn đường khi lái ô tô chuẩn xác sẽ giúp lái xe duy trì khoảng cách an toàn, đồng thời hạn chế điểm mù khi lưu thông.
2. Những cách căn đường khi lái xe ô tô đúng theo kỹ thuật
Đối với tất cả các tài xế khi tham gia giao thông thì việc căn đường để giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện xung quanh là rất quan trọng. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn lúng túng trong việc căn đường khi lái xe. Dưới đây là 4 kỹ thuật giúp người cầm lái xác định vị trí và căn đường chuẩn nhất.
2.1. Kỹ thuật xác định vị trí xe khi đi trên đường
Để phán đoán vị trí xe khi đi trên đường, người lái cần dựa vào vị trí ngồi của mình và trục tim đường. Cụ thể:
Khi xe đang ở phần đường bên phải, lấy vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường để định vị. Nếu người lái càng ngồi cách xa trục đường về bên phải tức là xe đang đi sang phần đường bên phải nhiều hơn.
Khi xe đang ở phần đường bên trái, nếu vị trí người lái càng cách xa trục tim đường về phía bên trái (khoảng cách trên 45cm) tức là xe đang đi sang phần đường bên trái nhiều hơn.
Trong trường hợp xe lưu thông giữa đường, người cầm lái xác định vị trí ngồi lái lệch sang bên trái tim đường và cách bên phải tim đường khoảng 35-45cm. Nếu thấy vị trí ngồi ngay sát với tim đường tức là xe đang ở đúng giữa đường.
2.2. Kỹ thuật xác định hướng xe chuyển động trên đường
Nếu xe ô tô đang chạy song song với đường, cách căn đường khi lái xe là dùng vị trí của ghế lái chiếu xuống đường hợp thành 1 đường thẳng chạy song song với hướng xe đang chạy. Từ đây, người điều khiển chỉ cần giữ vô lăng ổn định để xe chạy song song với đường đang đi.
Trường hợp ô tô đi chệch khỏi hướng đường, vị trí người lái chiếu xuống tạo một góc với trục tim đường thể hiện xe đang có chiều hướng đi ra lề đường. Để điều chỉnh, người điều khiển chỉ cần đánh lái cho xe chuyển động song song với hướng đường. Sau đó trả và giữ tay lái ổn định để xe tiếp tục di chuyển theo hướng đó.
2.3. Kỹ thuật lái xe tránh nhau an toàn trong đường hẹp
Mọi lái xe cần lưu ý giữ khoảng cách phù hợp giữa các phương tiện để đảm bảo an toàn khi lưu thông. Khi cùng di chuyển trong một khu vực nhất định, các xe cần phải giảm tốc độ trong khoảng cách tối thiểu 100 – 200m. Đồng thời, lái xe nên hình dung chia đôi đường trong đầu và điều khiển xe đi đúng phần đường của mình để tránh va chạm.
Nếu lưu thông trong đoạn đường hẹp, cả hai xe đều phải giảm tốc độ. Đối với xe có phần đường rộng hơn nên chủ động dừng lại và nhường đường cho xe ở phần đường hẹp di chuyển, tránh trường hợp cố đi gây tắc nghẽn và cản trở giao thông.
Khi nhường đường, chủ xe nên đỗ ngay ngắn, gọn gàng, tránh đỗ chéo đường, chếch đầu vào hoặc quay thùng xe ra ngoài. Trong quá trình tránh nhau giữa các xe không nên đổi số, người lái cần vững vô lăng để điều khiển xe đi chính xác.
Ngoài ra để tránh ổ voi, ổ gà và các chướng ngại vật trên đường, người điều khiển căn cứ vào vết bánh xe trước bên trái và vị trí ghế lái phía trong của lốp trước bên trái. Nếu lấy tâm người lái chiếu thẳng tâm của cánh tay trái xuống mặt đường thì sẽ cách vết xe khoảng 10-15 cm.
2.4. Kỹ thuật căn khoảng cách hai xe an toàn
Khi di chuyển trên đường có nhiều xe máy lưu thông, việc giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện này rất quan trọng. Để xác định khoảng cách này, người điều khiển ô tô cần phanh xe lại khi thấy mũi xe che tới mép trên biển số xe 2 bánh phía trước.
Tương tự như trên, để xác định khoảng cách an toàn với xe máy phía bên phải ở vị trí ngang mũi xe ô tô, người lái chỉ cần quan sát thấy thắt lưng người điều khiển xe 2 bánh đó. Còn ở vị trí phía trước thì chỉ nhìn thấy đầu gối của người điều khiển xe máy.
Để căn khoảng cách an toàn với xe ô tô phía trước, người lái xác định tầm nhìn của mình với phần sau xe đó. Thông thường nếu thấy mép trên của biển số xe 4 chỗ và mép dưới biển số xe 7 chỗ tức là khoảng cách tới xe khoảng 1m, nếu thấy bánh sau thì cách khoảng 2m và khoảng cách 3m khi thấy bánh xe trước tiếp đất.
Trong trường hợp cần căn khoảng cách với xe sau để lùi hoặc đỗ xe, người lái nên sử dụng cảm biến lùi hoặc camera sau để dễ dàng căn chỉnh hơn. Trường hợp không có thì nên nhờ người khác hỗ trợ, tránh lùi xe theo cảm tính. Đối với người mới học lái, kinh nghiệm căn đường khi lái xe chuẩn nhất là chụp ảnh các trường hợp căn khoảng cách ngoài thực tế làm tư liệu ghi nhớ và không quên “ôn bài” thường xuyên trong quá trình di chuyển.
3. Những cách căn đường khi lái ô tô trong các tình huống
Chỉ xác định vị trí xe trên đường chưa đủ, người điều khiển cần có kỹ năng căn đường tránh xe để giữ khoảng cách an toàn với các xe cùng di chuyển trên đường, hạn chế tối đa xung đột va chạm giao thông.
3.1. Trường hợp có xe di chuyển phía trước
Cự li an toàn giữa ô tô với xe máy đi phía trước là khoảng cách tối thiểu giúp người lái xe hơi quan sát thấy được biển số xe máy. Nếu không nhìn thấy, lái xe cần giảm tốc độ để đảm bảo khoảng cách an toàn.
Trường hợp có ô tô chạy phía trước, hãy giữ khoảng cách an toàn tối thiểu đủ để người lái phía sau quan sát được biển số xe phía trước. Theo đó, khi người lái thấy được mép biển số xe 4 chỗ hoặc mép dưới biển số xe 7 chỗ thì cự li hai xe là 1m. Nếu thấy được bánh xe của xe di chuyển phía trước, cự li tương đương 2m. Còn nếu quan sát được điểm bánh xe tiếp đất thì khoảng cách giữa hai phương tiện là 3m. Tùy thuộc vào mật độ phương tiện, điều kiện thời tiết, tình hình giao thông thực tế sẽ có yêu cầu riêng về khoảng cách an toàn. Tuy nhiên, nếu xác định được cự lị giữa các xe, người lái có thể chủ động điều khiển, tránh va chạm.
Trong trường hợp muốn quay xe, người lái quan sát để lùi phương tiện. Lúc này lái xe cần sự hỗ trợ của camera lùi hoặc gương chiếu hậu, không lùi theo cảm tính để tránh tai nạn xảy ra.
3.2. Trường hợp có xe đang di chuyển phía bên phải
Khoảng cách an toàn với xe máy chạy phía trên bên phải ô tô là khi người lái nhìn thấy thắt lưng của người điều khiển xe máy. Còn nếu xe máy chạy lên phía trước nữa thì điểm nhìn sẽ dừng ở đầu gối người đi xe máy.
Trường hợp xe đang di chuyển bên phải là ô tô, để căn đường, người lái ước lượng điểm giao giữa mép đầu xe và bánh xe bên phải chạy lên. Ngoài ra, người lái có thể căn chỉnh bằng cách nhìn khoảng cách gương chiếu hậu với vạch phân cách. Tuy nhiên chỉ những người lái dày dạn kinh nghiệm mới có thể ước lượng, căn chỉnh chính xác bằng cách này được.
Lưu ý: Căn đường không phải là phép tính rập khuôn máy móc. Tùy vào từng cung đường và những tính huống phát sinh, người lái chủ động tính toán linh hoạt và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.
Cách căn đường khi lái ô tô được người lái hoàn thiện, tích lũy theo thời gian và dựa trên những tình huống thực tế. Vì thế, mỗi lái xe cần tự rút kinh nghiệm cho mình để đảm bảo an toàn tối đa trong chuyến hành trình. Trên đây là cách căn đường khi lái ô tô chính xác cho lái mới tham khảo.
Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của hoclaixeb2hanoi.com hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha.
Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt
Hotline: 1900 0329
Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội