Sử dụng bằng C chạy được xe gì là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Bởi ngoài quy định của hạng C, tài xế còn có thể điều khiển tất cả các phương tiện ở hạng B. Cụ thể, bạn hãy tham khảo những nội dung dưới đây để có câu trả lời đúng nhất.
1. Bằng C lái được xe gì?
Bằng lái xe hạng C là gì?
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ Việt Nam, nếu muốn được cấp giấy phép lái xe, các cá nhân phải tham dự khóa đào tạo lái xe tại các cơ sở hợp pháp. Sau khi kết thúc khóa học, học viên sẽ trải qua kỳ thi tại các trung tâm sát hạch lái xe. Học viên sẽ được cấp bằng nếu vượt qua được kỳ thi này.
Đối với bằng lái xe hạng C, khi có giấy phép lái xe, tài xế có thể sử dụng được nhiều loại phương tiện khác nhau. Cụ thể, theo Thông tư 07/2009/TT- BGTVT, điều 21 quy định:
“Người sở hữu bằng lái xe ô tô hạng C có quyền điều khiển những dòng xe dưới đây:
- Ô tô tải, ô tô tải chuyên dụng có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên
- Máy kéo một rơ-moóc có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên
- Các loại xe được quy định trong bằng lái xe hạng B”.
Bằng lái hạng C có thể được sử dụng với mục đích thương mại hoặc không. Nó có thời hạn trong vòng 5 năm. Sau khi hết thời hạn, người sở hữu phải chủ động nộp hồ sơ gia hạn.
Bằng C lái được xe mấy chỗ?
Theo quy định trên, khi sở hữu bằng lái hạng C, tài xế ngoài có thể điều khiển các loại ô tô tải, máy kéo một rơ-moóc từ 3.5 tấn trở lên thì lái được những loại xe thuộc hạng B. Cụ thể:
- Bao gồm hạng B1, B2
Bằng B1 số tự động (hay B11):
- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ, tính cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;
- Ô tô dùng cho người khuyết tật.
Bằng B1 và B2:
- Ô tô chở người đến 9 chỗ, tính cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;
- Máy kéo kéo theo 01 rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn
- Ô tô dùng cho người khuyết tật
2. Điều kiện học bằng lái xe hạng C
Người học lái xe tại các trung tâm đào tạo lái xe để thi lấy giấy phép lái xe có thể là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
Để có thể đăng ký học các khóa đào tạo lái xe và tham dự kỳ sát hạch, người học phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và trình độ văn hóa. Ngoài ra, trong trường hợp người học muốn nâng hạng giấy phép lái xe còn phải thỏa mãn các điều kiện về thời gian lái xe và số km lái xe an toàn.
Điều kiện về độ tuổi
Độ tuổi bắt buộc khi đăng ký tham gia học và thi bằng lái xe ô tô hạng C là 21 tuổi trở lên. Số tuổi được tính đến ngày dự thi sát hạch.
Bên cạnh đó, học viên phải đáp ứng trình độ học vấn từ cấp Trung học cơ sở trở lên.
Điều kiện về sức khỏe
Các trường hợp thí sinh không đủ điều kiện thi giấy phép lái xe hạng C là:
- Rối loạn nhận biết đối với 3 màu: Đỏ, vàng, xanh lá cây (3 màu của hệ thống đèn báo giao thông)
- Rối loạn tâm thần cấp tuy đã được chữa khỏi hoàn toàn nhưng thời gian chưa đủ 6 tháng
- Rối loạn tâm thần mãn tính không có khả năng kiểm soát, điều khiển hành vi
- Thị lực dưới 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính)
- Chỉ còn 1 mắt, thị lực dưới 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính)
- Người bị song thị (kể cả điều chỉnh bằng kính)
- Cụt tay hay mất chức năng của 1 bàn tay hay 1 bàn chân đồng thời chân, tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng)
3. Nội dung học và thi bằng lái xe hạng C
Nội dung lý thuyết
Theo cấu trúc của đề thi lý thuyết bằng lái xe hạng C chính thức, mỗi đề sát hạch sẽ có những nội dung sau:
- 1 câu hỏi điểm liệt (tình huống gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng)
- 1 câu hỏi phần khái niệm;
- 7 câu hỏi về quy tắc giao thông;
- 1 câu hỏi nghiệp vụ vận tải;
- 1 câu về tốc độ khoảng cách;
- 1 câu hỏi về văn hóa và đạo đức người lái xe;
- 2 câu hỏi về kỹ thuật lái xe;
- 1 câu hỏi về cấu tạo sửa chữa;
- 10 câu hỏi biển báo;
- 10 câu hỏi sa hình;
Nội dung thực hành
Đối với phần thi thực hành của kỳ sát hạch, thí sinh phải trải qua 3 nội dung sau:
- Lái xe trên mô hình mô phỏng 3D
Lái xe trên mô hình mô phỏng 3D (hay cabin) là nội dung thi mới được áp dụng từ ngày 01/01/2023 do bộ Giao thông Vận tải quy định. Đây là thiết bị mô phỏng lại các tình huống giao thông qua màn hình điện tử. Đồng thời, công cụ thực hành lái xe ô tô mới này giúp người học làm quen trước khi thực hành trực tiếp trên ô tô.
Màn hình và thiết bị cabin được cài đặt theo chương trình riêng. Nó đảm bảo đa dạng các yếu tố thời tiết, vật cản hay những sự cố bất ngờ để người học có được phản ứng tốt nhất.
Đặc biệt, người học có thể thực hiện rèn luyện các bài thi Sa hình C ngay tại cabin tập lái này. Nó có thể đánh giá, chấm điểm cho bài thi.
Cabin tập lái 3D được đánh giá là thiết thực, đảm bảo cho người học có tay lái cứng hơn, phản ứng nhanh nhạy hơn. Đồng thời, nó giúp học viên hiểu rõ về đường đi và các lỗi trong bài thi Sa hình C.
- 11 bài lái xe sa hình
Trong phần thi lái xe sa hình, thí sinh sẽ phải thực hiện và vượt qua 10 bài lần lượt là:
- Bài thi 1: Xuất phát
- Bài thi 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
- Bài thi 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc.
- Bài thi 4: Qua vệt bánh xe và đường vuông góc.
- Bài thi 5: Qua ngã tư có tín hiệu đèn giao thông.
- Bài thi 6: Qua đường vòng quanh co (chữ S).
- Bài thi 7: Ghép xe dọc vào nơi đỗ.
- Bài thi 8: Tạm dừng ở nơi có đường sắt chạy qua.
- Bài thi 9: Thay đổi số trên đường thẳng.
- Bài thi 10: Kết thúc.
Lưu ý: Đối với phần thi này, thí sinh phải đạt tổng 80/100 điểm thì mới được dự thi đường trường tiếp theo.
- Sát hạch thực hành lái xe trên đường trường
Với nội dung đường trường, thí sinh cần chỉ cần thực hiện các thao tác vào số rồi chạy xe trên khoảng 200 – 500 mét với sự giám sát của giám khảo. Đây là phần thi được đánh giá tương đối đơn giản, không gây nhiều áp lực. Người thi chỉ cần thực hiện đúng kỹ thuật, đồng thời giữ tâm lý bình tĩnh, thoải mái để hoàn thành tốt phần thi.
Ở trên là nội dung giải đáp cho những câu hỏi về bằng C chạy được xe gì hay bằng C lái xe mấy chỗ của nhiều người. Khi có loại bằng lái này, người sở hữu có thể điều khiển được nhiều loại phương tiện khác nhau, đồng thời có thể sử dụng với mục đích thương mại.