Nâng hạng bằng lái xe D: điều kiện, hồ sơ, nội dung, lệ phí thi mới nhất

Hiện nay, khi muốn điều khiển những phương tiện có trọng tải nặng, các tài xế cần phải dự thi nâng hạng bằng lái xe D. Vậy theo quy định của bộ Giao thông Vận tải, bằng lái xe hạng D lái được xe gì? Điều kiện, hồ sơ, lệ phí và nội dung thi như thế nào? Cùng tìm hiểu ở bài viết này.

1. Bằng lái xe hạng D là gì?

Bằng lái xe hạng D điều khiển phương tiện nào?

Thông tư Thông tư 38/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung Khoản 9, Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về loại phương tiện mà người sở hữu giấy phép lái xe D được điều khiển như sau:

  • Ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi (đã bao gồm chỗ ngồi của lái xe)
  • Các loại xe được quy định tại hạng B1, B2 và C.
bằng lái xe D
Bằng D được điều khiển ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ cùng các loại xe hạng B1, B2 và C

Cụ thể, các loại xe tại hạng B1, B2 và C mà chủ sở hữu bằng lái xe hạng D có thể lái được theo khoản 5, 6, 7, 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT gồm:

Bằng lái hạng B1:

  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, đã bao gồm chỗ ngồi cho người lái xe
  • Ô tô tải và ô tô tải chuyên dùng có trọng tải dưới 3,5 tấn
  • Máy kéo kéo 01 rơ moóc có trọng tải dưới 3,5 tấn.

Bằng lái hạng B2:

  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải dưới 3,5 tấn
  • Các loại xe được quy định cho bằng lái xe hạng B1.

Bằng lái hạng C:

  • Ô tô tải gồm cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên
  • Máy kéo kéo 01 rơ moóc có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên
  • Các loại xe theo quy định tại hạng B1, B2.

Bằng lái xe hạng D học trong bao lâu?

Tại Chương II, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã quy định cụ thể về chương trình đào lái xe các hạng. Trong đó, đối với các bằng lái xe ô tô, Thông tư 12 chỉ quy định về chương trình đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C; còn với hạng bằng lái xe ô tô còn lại chỉ có chương trình đào tạo nâng hạng bằng lái từ các hạng thấp lên.

Theo đó, tài xế chưa có bằng lái không thể học trực tiếp bằng lái xe hạng D mà phải học bằng lái xe hạng B2 và hạng C rồi sau đó học và thi nâng hạng lên bằng D.

Căn cứ Khoản 3 và Khoản 4 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, người học để nâng hạng giấy phép lái xe (GPLX) phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau: 

  • Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 5 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

Người học để nâng hạng giấy GPLX lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Như vậy, để nâng hạng giấy GPLX từ hạng B2 lên hạng D bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Có thời gian hành nghề từ 5 năm trở lên.

– Có 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

Căn cứ Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời gian học bằng lái xe hạng D được quy định như sau:

– Trường hợp học lái xe hạng D đối với người đã có bằng lái xe hạng C: 

Tổng thời học là 192 giờ, bao gồm 48 giờ lý thuyết và 144 giờ thực hành.

– Trường hợp học lái xe hạng D đối với người đã có bằng lái xe hạng B2: 

Tổng thời học là 336 giờ, bao gồm 56 giờ lý thuyết và 280 giờ thực hành.

Khi kết thúc khóa học, người học nâng hạng lên bằng lái xe hạng D được kiểm tra và cấp chứng chỉ đào tạo môn Pháp luật giao đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.

2. Điều kiện thi bằng lái xe hạng D

Tiêu chuẩn về độ tuổi và trình độ văn hóa

Về độ tuổi

Căn cứ Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tính đến ngày dự sát hạch lái, người thi bằng lái xe hạng D phải từ đủ 24 tuổi trở lên.

Về trình độ văn hóa

Khoản 4 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT yêu cầu người học để nâng hạng bằng lái xe lên các hạng D phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Tiêu chuẩn về sức khỏe

Tài xế lái xe hạng D có các tình trạng bệnh, tật thuộc Phụ lục số 01 của Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT thì không đủ điều kiện để lái xe hạng D.

bằng lái xe d
Tài xế muốn nâng hạng bằng D cần đảm bảo các yếu tố sức khỏe

Các trường hợp thí sinh không đủ điều kiện thi giấy phép lái xe hạng D là:

  • Rối loạn nhận biết đối với 3 màu: Đỏ, vàng, xanh lá cây (3 màu của hệ thống đèn báo giao thông)
  • Rối loạn tâm thần cấp tuy đã được chữa khỏi hoàn toàn nhưng thời gian chưa đủ 6 tháng
  • Rối loạn tâm thần mãn tính không có khả năng kiểm soát, điều khiển hành vi
  • Thị lực dưới 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính)
  • Chỉ còn 1 mắt, thị lực dưới 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính)
  • Người bị song thị (kể cả điều chỉnh bằng kính)
  • Cụt tay hay mất chức năng của 1 bàn tay hay 1 bàn chân đồng thời chân, tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng)

Tiêu chuẩn về thời gian lái xe

Theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, điều kiện về thời gian lái xe để học  nâng hạng lên hạng D như sau:

– Học nâng hạng bằng lái xe B2 lên D: Người học phải có thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

– Học nâng hạng bằng lái xe C lên D: Người học phải thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.

Lưu ý

Trường hợp tài xế vi phạm giao thông với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt.

3. Hồ sơ thi bằng lái xe hạng D

Căn cứ khoản 1 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định Hồ sơ thi bằng lái xe hạng D như sau:

“Điều 19. Hồ sơ dự sát hạch lái xe

  1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu

Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

  1. a) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
  2. b) Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C;
  3. c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.”

Như vậy, để thi bằng lái xe hạng D, hồ sơ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
  • Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.

4. Lệ phí thi bằng lái xe hạng D

Tất cả chi phí học lái xe hạng D sẽ bao gồm những khoản sau đây:

  • Phí hồ sơ
  • Lệ phí khám sức khỏe
  • Lệ phí cho kỳ thi sát hạch
  • Chi phí khi nộp hồ sơ học lái xe ô tô
  • Chi phí học lái xe thực hành, xăng xe đi lại.
  • Phí học lái xe lý thuyết, các chi phí khác, giáo trình

Phí thi sát hạch bằng lái và các chi phí khác là lệ phí được sở giao thông vận tải thu và có sự thay đổi theo từng thời gian khác nhau. Thông thường, lệ phí thi rơi vào tầm 480.000/ học viên. Cụ thể: 

Thông tư 188/2016/TT-BTC quy định mức thu phí sát hạch lái xe bằng lái hạng D cụ thể như sau:

  • Sát hạch lý thuyết: 90.000 đồng
  • Sát hạch thực hành trong hình: 300.000 đồng
  • Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng

Đối với trường hợp học viên thi lại sẽ phải đóng tiếp số tiền tương tự.

Ngoài ra, toàn bộ chi phí ở trên còn phụ thuộc vào từng học viên và từng chương trình đào tạo cùng mỗi trung tâm khác nhau. Có học viên học nhiều, học ít. Các chi phí như tiền xăng xe đi lại, sân tập và chi phí thực hành xe cũng khác nhau.

bằng lái xe d
Học viên phải trả các khoản phí hồ sơ, đào tạo, thuê xe,..

Khoản chi phí toàn bộ cho chương trình đào tại này từ 4.500.000 – 6.000.000 đồng chi phí trọn gói nên nó sẽ bao gồm tất cả các khoản phí trong suốt quá trình đào tạo. 

5. Nội dung thi bằng lái xe hạng D

Tham gia kỳ thi sát hạch cấp bằng D thì cũng tương tự như các hạng khác. Nội dung sát hạch cấp bằng lái xe gồm phần lý thuyết và thực hành.

Nội dung lý thuyết

Nội dung lý thuyết sẽ gồm các câu hỏi liên quan đến:

  • Quy định của pháp luật giao thông đường bộ
  • Kỹ thuật lái xe.

Ngoài ra còn có nội dung liên quan đến:

  • Cấu tạo và sửa chữa thông thường
  • Nghiệp vụ vận tải,
  • Đạo đức người lái xe

Sát hạch lý thuyết sẽ được thực hiện trên máy vi tính; phòng sát hạch lý thuyết có camera giám sát. Kết quả sát hạch sẽ được công khai ngay sau khi thí sinh hoàn thành bài thi.

Nội dung thực hành

Phần thi thực hành phải thực hiện đúng trình tự, thí sinh điều khiển xe qua các bài sát hạch đã được bố trí tại trung tâm sát hạch. Trong quá trình thi sẽ sử dụng thiết bị chấm điểm tự động và có 01 sát hạch viên trên xe.

 Với phần thực hành, thí sinh phải trải qua 3 nội dung sau: 

  • Lái xe trên mô hình mô phỏng 3D

Lái xe trên mô hình mô phỏng 3D (hay cabin) là nội dung thi mới được áp dụng từ ngày 01/01/2023 do bộ Giao thông Vận tải quy định.

Đây là thiết bị mô phỏng lại các tình huống giao thông qua màn hình điện tử. Đồng thời, công cụ thực hành lái xe ô tô mới này giúp người học làm quen trước khi thực hành trực tiếp trên ô tô. 

Màn hình và thiết bị cabin được cài đặt theo chương trình riêng. Nó đảm bảo đa dạng các yếu tố thời tiết, vật cản hay những sự cố bất ngờ để người học có được phản ứng tốt nhất.

Đặc biệt, người học có thể thực hiện rèn luyện các bài thi Sa hình ngay tại cabin tập lái này. Nó có thể đánh giá, chấm điểm cho bài thi. 

  • 11 bài lái xe sa hình

Trong phần thi lái xe sa hình, thí sinh sẽ phải thực hiện và vượt qua 10 bài lần lượt là:

  • Bài thi 1: Xuất phát
  • Bài thi 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
  • Bài thi 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc.
  • Bài thi 4: Qua vệt bánh xe và đường vuông góc.
  • Bài thi 5: Qua ngã tư có tín hiệu đèn giao thông.
  • Bài thi 6: Qua đường vòng quanh co (chữ S).
  • Bài thi 7: Ghép xe dọc vào nơi đỗ.
  • Bài thi 8: Tạm dừng ở nơi có đường sắt chạy qua.
  • Bài thi 9: Thay đổi số trên đường thẳng.
  • Bài thi 10: Kết thúc.

Thí sinh phải vượt qua được bài thi này thì mới được dự thi đường trường tiếp theo.

  • Sát hạch thực hành lái xe trên đường trường

Khi lái xe đường trường, thí sinh cần chỉ cần thực hiện các thao tác vào số rồi chạy xe trên khoảng 200 – 500 mét với sự giám sát của giám khảo. 

Đây là phần thi được đánh giá tương đối đơn giản, không gây nhiều áp lực. Người thi chỉ cần thực hiện đúng kỹ thuật, đồng thời giữ tâm lý bình tĩnh, thoải mái để hoàn thành tốt phần thi.

bằng lái xe d
Thí sinh cần thực hiện đúng kỹ thuật, giữ tâm lý bình tĩnh, thoải mái

Ở trên là những thông tin cơ bản về điều kiện, hồ sơ, lệ phí cùng nội dung thi bằng lái xe D. Người học nên lựa chọn một trung tâm uy tín để có thể nâng dấu chất lượng, nhanh chóng nhất.

Tin liên quan:

> Nâng hạng D lên E cần đạt những điều kiện gì?

> Nâng hạng từ B2 lên D cần đạt được những điều kiện gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0985 543 079
Liên hệ Fanpage Thái Việt Liên hệ hỗ trợ qua Zalo Thi Lý Thuyết Online
thi thử