Bằng lái xe máy là bằng gì? Những điều cần biết về bằng xe máy

Hiện nay, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn bằng lái xe máy với bằng lái mô tô là một. Vậy bằng lái xe máy là bằng gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi đó và bật mí cho bạn thêm một số thông tin về bằng xe máy nhé.

1. Bằng lái xe máy là bằng gì?

Bằng lái xe hay còn được gọi là giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người để cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng tại một quốc gia cụ thể.

Bằng xe máy là bằng gì? Xe máy là cụm từ thường hay được nhắc đến các loại xe mô tô thông dụng cơ bản có dung tích xi lanh 50cm3 – 175cm3, cụ thể hơn đó là bằng lái xe A1 còn thường được gọi là bằng lái xe máy. Đây là hạng bằng lái thấp nhất và cơ bản nhất. Bằng A1 cho phép một cá nhân điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xylanh từ 50cc đến dưới 175cc và người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

bằng lái xe máy
Bằng lái xe máy là bằng A1

Tại nước ta hiện nay, các dòng xe gắn máy được sử dụng phổ biến như Honda Wave, Honda SH, Honda Vision hay Yamaha Sirius, Yamaha Exciter,… đều có dung tích xy lanh dưới 175 cm3. Do đó, người điều khiển những loại xe này bắt buộc phải có bằng lái A1. Chính vì thế, nhu cầu thi bằng lái xe máy tại Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác luôn cao và không ngừng tăng lên. Đây cũng là hạng bằng có số lượng người đăng ký dự thi luôn lớn nhất từ trước tới nay.

2. Bằng lái xe mô tô là gì?

Bằng lái xe mô tô là bằng gì? Bằng lái xe A2 thường được gọi là bằng lái xe mô tô. Bằng lái xe A2 là hạng bằng lái xe cho phép một cá nhân điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xylanh từ 175cc trở lên và bao gồm cả các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng A1.

Bằng lái xe máy A2 dành cho những ai đam mê xe phân khối lớn, các dòng như CBR, CB, Z1000, BWM S1000RR,… Trước kia, theo quy định, chỉ một nhóm đối tượng nhỏ có thể đăng ký thi bằng A2. Nhưng kể từ năm 2014, những quy định cũ đã bị thay thế, việc thi bằng lái A2 đã đơn giản đi rất nhiều, không khác gì thi bằng lái A1.

3. Điểm khác nhau giữa bằng lái xe máy và bằng lái xe mô tô

Điểm khác biệt lớn nhất của hai loại bằng lái A1 và A2 là dung tích xylanh mà từng loại bằng cho phép điều khiển. Bằng A1 chỉ cho phép bạn sử dụng với xe hai bánh có dung tích xylanh dưới 175cc, còn bằng A2 là từ 175cc trở lên, cụ thể là không có giới hạn cc được lái.

Ngoài ra, thời gian đào tạo để học viên có thể tham gia thi lấy bằng lái ở từng hạng bằng cũng khác nhau:

  • Thời gian đào tạo bằng hạng A1 là 12 giờ trong đó có 10 giờ lý thuyết và 2 giờ thực hành;
  • Thời gian đào tạo bằng A2 là 32 giờ trong đó có 20 giờ lý thuyết và 12 giờ thực hành;
  • Với bằng A3, A4 đều có thời gian đào tạo là 80 giờ gồm 40 giờ lý thuyết và 40 giờ thực hành (căn cứ vào điểm c khoản 1 và khoản 3 điều 12 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT).

4. Hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe máy là gì?

Thi bằng lái xe máy cần những gì? Để đăng ký thi sát hạch bằng lái xe máy do Bộ giao thông tổ chức, cần chuẩn bị các hồ sơ có liên quan sau: 

  • 4 ảnh thẻ 3×4, lấy cả vai đến khuỷu tay, phông nền ảnh màu xanh dương.  
  • Giấy chứng minh hoặc căn cước công dân photo và được công chứng.
  • Giấy khám sức khỏe đủ điều kiện tham gia thi bằng lái xe A1 hoặc A2. 
  • Đơn đăng ký thi bằng lái xe.
  • Nếu đối tượng dự thi đã có bằng lái xe ô tô chỉ phải thi phần thực hành và được miễn thi lý thuyết.
    Phôi bằng lái xe A1
    Phôi bằng lái xe máy A1

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, công dân có thể nộp hồ sơ đăng ký tại các trung tâm hoặc các cơ sở tổ chức thi sát hạch, không cần phải mua hồ sơ. 

4.1. Lệ phí đăng ký thi bằng lái xe máy là gì?

Căn cứ Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT (Khoản 2 Điều 2) có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lệ phí đăng ký dự thi, cụ thể như cơ sở vật chất, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên hay chương trình học… Vì vậy, mức học phí có thể không giống nhau giữa các đơn vị đào tạo và tổ chức thi.

Vây, thi bằng lái xe máy bao nhiêu tiền? Nhìn chung hiện nay, lệ phí đăng ký thi bằng A1 sẽ bao gồm các khoản sau: 

  • Học phí: Dao động trong khoảng từ 100.000 đến 160.000 đồng.
  • Lệ phí thi: Dao động trong khoảng 295.000 đến 450.000 đồng. 
  • Lệ phí cấp phát bằng dao động trong khoảng 135.000 đồng.

Trọn bộ chi phí cho một khóa học và thi bằng lái sẽ từ 550.000 đến 750.000 đồng. Đối với người nước ngoài, lệ phí thi khoảng 1.000.000 đồng. 

5. Quy trình thi bằng lái xe máy

5.1. Chuẩn bị trước khi vào thi

Khi đi thi, thí sinh cần mang theo CMND/CCCD bản gốc hoặc Hộ chiếu còn thời hạn. Thí sinh nên đến địa điểm thi sớm để chuẩn bị, kiểm tra đủ giấy tờ cần thiết và xem danh sách phòng thi, số báo danh.

Quy định trước khi vào phòng thi như sau: 

  • Khi có thông báo yêu cầu tập trung, thí sinh vào phòng và ngồi chờ để điểm danh. Hãy kiểm tra lại các thông tin cá nhân và số báo danh. Nếu thông tin chưa chính xác, thí sinh cần báo với cán bộ coi thi để điều chỉnh kịp thời.
  • Ban tổ chức sẽ gọi lần lượt các thí sinh lên để ký hồ sơ và phổ biến quy định thi. Để tránh sai sót, thí sinh cần chú ý lắng nghe.
  • Sau khi hoàn thành hồ sơ dự thi, thí sinh xếp hàng để vào phòng thi lý thuyết. Giám thị sẽ đọc tên và số báo danh, đến lượt thì thí sinh vào phòng thi và cầm sẵn CMND/CCCD/Hộ chiếu để đối chiếu.

5.2. Phần lý thuyết

Cấu trúc và quy trình của phần lý thuyết như sau: 

  • Phần thi lý thuyết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi thí sinh trả lời một đề thi khác nhau do máy tính lựa chọn ngẫu nhiên.
  • Thí sinh nhập các thông tin trước khi làm bài gồm hạng bằng lái xe thi sát hạch, khóa sát hạch, số báo danh.
  • Thí sinh sử dụng các phím điều khiển lên, xuống để di chuyển và phím số từ 1-4 để trả lời câu hỏi hoặc có thể sử dụng chuột máy tính.
  • Thời gian của phần thi lý thuyết là 19 phút. Sau khi hoàn thành bài thi, nên kiểm tra lại 1 – 2 lần trước khi nhấn chọn Kết thúc và Nộp bài.
  • Ngay sau khi thí sinh nộp bài và cán bộ coi thi sẽ thông báo kết quả bài thi lý thuyết ngay tại phòng thi.
Sách học lý thuyết thi bằng lái xe máy A1
Sách học lý thuyết thi bằng lái xe máy A1

Một số điểm cần lưu ý thi bằng lái xe máy:

  • Trong đề thi sát hạch lý thuyết sẽ có 1 câu hỏi điểm liệt, nếu trả lời sai thí sinh sẽ bị đánh trượt dù các câu hỏi khác đều trả lời đúng.
  • Hãy kiểm tra lại các thông tin cơ bản gồm: họ tên, ngày sinh và khóa thi khi ngồi vào máy tính. Khi xác nhận thông tin chính xác mới bắt đầu làm bài. Nếu phát hiện thông tin cá nhân bị sai, thí sinh cần báo cho giám thị.
  • Người tham gia thi bằng lái xe máy A1 phải trả lời đúng ít nhất 21 câu hỏi trong tổng số 25 câu. Người tham gia thi bằng lái xe máy A2 phải trả lời đúng ít nhất 23 câu hỏi trong tổng số 25 câu. 
  • Khi vượt qua bài thi lý thuyết mới có thể tiếp tục thi thực hành lái xe.

5.3. Phần thực hành

  • Bài thi thực hành cho bằng lái xe máy, người thi sẽ thực hiện lần lượt 4 phần là lái xe chạy theo hình số 8, đường thẳng, đường quanh co và đường nhấp nhô.
  • Nếu đạt điểm tối thiểu để đạt là 80/100 thí sinh mới hoàn thành phần thi thực hành. 
  • Nếu không qua bài thi lý thuyết thì phải tiếp tục thi ở lần kế tiếp.

Một số lưu ý thí sinh nên nắm rõ trước khi thi thực hành như sau:

  • Khi sát hạch thực hành sẽ sử dụng xe được gắn chip của địa điểm thi và thường là xe máy số;
  • Thí sinh nên đi xe tại số 3 với tốc độ vừa phải, kết hợp với tay phanh để kiểm soát tốc độ
  • Nên tập trung lắng nghe giám khảo gọi tên trong lúc đợi các thí sinh khác thực hiện phần thi;
  • Đến lượt thi, hãy đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy chuẩn. Sau đó, di chuyển xe vào vạch xuất phát, gạt chân chống xe lên và thực hiện bài thi theo đúng trình; 
  • Sau khi kết thúc bài thi thực hành, thí sinh trả xe về tại điểm xuất phát, trả mũ bảo hiểm và không tắt máy xe.

6. Thời gian cấp bằng lái xe máy

Khoảng 10-15 ngày sau kỳ thi sát hạch, người dự thi sẽ được thông báo nhận bằng bởi trung tâm sát hạch nơi đăng ký. Tùy đơn vị đăng ký thi mà thời gian cấp bằng lái sẽ khác nhau, nhanh sẽ khoảng 7 ngày và chậm sẽ khoảng 15 ngày.

7. Lưu ý về bằng lái xe máy

7.1. Thời hạn giấy phép lái xe máy

Theo quy định tại điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời hạn của giấy phép lái xe hạng A được quy định cụ thể như sau:

  • Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời gian
  • Giấy phép lái xe hạng A4 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.

Khác với các loại bằng lái xe ô tô B2, C, bằng lái xe máy A1, A2, A3 có thời hạn là “vô hạn”. Điều này đồng nghĩa với việc, mỗi một người đi thi bằng lái xe máy A1, A2, A3 thì chỉ có 1 bằng, không có trường hợp thi lại lần 2.

7.2. Khi làm mất bằng lái xe máy nên làm gì?

Nếu bạn làm mất bằng lái xe này, bạn buộc phải đi cấp lại chứ không đi thi lại. Hoặc khi bạn bị công an thu giữ, bạn phải đi nộp phạt để lấy lại bằng. Bạn muốn đăng ký thi lại cũng không được bởi khi in bằng A1, A2, A3, hệ thống sẽ báo trùng dữ liệu. Bạn nên nắm rõ vấn đề này để tránh tốn chi phí và công sức.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bằng lái xe máy là bằng gì cũng như những thông tin cần biết về bằng lái xe máy.  Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của hoclaixeb2hanoi.com hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline để được giải đáp thắc mắc nha.

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt

Hotline: 1900 0329

Địa chỉ: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0985 543 079
Liên hệ Fanpage Thái Việt Liên hệ hỗ trợ qua Zalo Thi Lý Thuyết Online
thi thử