Quy định chiều cao thi bằng lái xe B1 bao nhiêu là mối quan tâm của nhiều người hiện nay. Vậy, có những điều kiện thi bi bằng B1, tiêu chuẩn gì khi thi bằng B1? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
1. Bằng lái xe B1 là gì?
Bằng lái xe B1 là giấy phép lái xe hạng thấp nhất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ phương tiện theo quy định được nêu rõ tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Theo đó, bằng lái xe B1 dành cho người điều khiển xe ô tô số tự động và không có mục đích kinh doanh. Bao gồm các loại xe sau:
- Xe ô tô số tự động 09 chỗ ngồi bao gồm cả ghế lái xe
- Xe ô tô tải số tự động dưới 3.500 kg
- Xe kéo thêm rơ mooc tải trọng dưới 3.500 kg
Bằng lái xe B1 còn được chia làm 2 loại là Hạng B11 và Hạng B12. Cụ thể:
- Bằng lái xe hạng B11
Bằng được cấp cho người điều khiển xe số tự động không hành nghề lái xe và được phép điều khiển các loại xe sau đây:
- Xe ô tô số tự động có 09 chỗ ngồi kể cả chỗ ngồi của lái xe
- Xe ô tô tải kể cả xe ô tô tải chuyên dùng số tự động và có tải trọng dưới 3.500 kg
- Xe ô tô được thiết kế dành cho người khuyết tật
- Bằng lái xe hạng B12
Bằng được cấp cho người không hành nghề lái xe được phép điều khiển các loại xe sau đây:
- Xe ô tô có 09 chỗ ngồi kể cả chỗ ngồi của lái xe
- xe ô tô tải kể cả xe ô tô tải chuyên dùng có tải trọng dưới 3.500 kg
- Xe máy kéo có kéo một rơ mooc tải trọng dưới 3.500 kg
2. Điều kiện về việc thi bằng b1 là gì?
Điều kiện độ tuổi
Trước khi bắt đầu đăng ký học thi bằng lái xe B1, bạn nên tìm hiểu kỹ các điều kiện thi bằng B1.
Điều kiện tiêu chuẩn về độ tuổi để bạn có thể tham gia đăng ký học lái xe ô tô hạng B1 là:
“Công dân Việt Nam 18 tuổi trở lên (tính đến ngày thi sát hạch), có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam. Đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật, có CMND/ hộ chiếu còn thời hạn”
Điều kiện sức khỏe
Người đủ điều kiện tham gia đăng ký thi bằng lái xe ô tô là người có sức khỏe tốt không mắc các bệnh nan y, bị dị tật bẩm sinh, thừa thiếu ngón tay chân, mắt nhìn rõ cả 2 bên không bị dị tật mắt quá nặng như cận thị cao độ, loạn thị,..
Điều kiện học bằng lái xe b1 cho người lái xe ô tô được chia theo 3 nhóm đối tượng:
- Bằng A1 (xe máy 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3);
- Bằng lái xe B1 (ôtô chở người dưới 9 chỗ, xe tải dưới 3,5 tấn);
- Bằng lái xe A2, A3, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE…
Theo thông tư của Bộ Y tế và Bộ GTVT quy định, những người có một trong các tình trạng bệnh, tật dưới đây sẽ không đủ điều kiện để lái xe hạng B1:
- Bỏ quy định về cân nặng, thể lực, chiều cao, vòng ngực,.. đối với những người tham gia thi bằng lái xe B1
- Các tiêu chuẩn mới kiểm tra về sức khỏe được chia theo các chuyên khoa riêng gồm: tâm thần, thần kinh, mắt, tai – mũi – họng, cơ – xương – khớp, hô hấp, thuốc và các chất hướng thần khác…
Cụ thể là:
- Người bị rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 6 tháng; rối loạn tâm thần mãn tính không điều khiển được hành vi.
- Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý: thị lực nhìn xa hai mắt dưới 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). Nếu còn một mắt, thị lực dưới 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
- Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.
- Song thị (kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính).
- Cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).
Quy định chiều cao của bằng B1 là gì?
Người cao 1m4 hay 1m5 có được thi bằng b1 hay không? Chiều cao tối thiểu để lái ô tô là bao nhiêu? Câu trả lời là “không có quy định”!
Căn cứ theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định:
Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe chỉ có các chuyên khoa như:
- Tâm thần; thần kinh;
- Mắt;
- Tai – mũi – họng;
- Tim mạch;
- Hô hấp;
- Cơ – xương – khớp;
- Nội tiết;
- Sử dụng thuốc, chất có cồn, ma túy và các chất hướng thần
Điều kiện về chiều cao và cân nặng không có trong quy định này. Từ đây, người muốn học và thi bằng lái xe ô tô hạng B1 không cần đáp ứng 2 yếu tố này.
3. Hồ sơ thi bằng lái xe B1
Để đủ điều kiện học và thi bằng lái B1, ngoài tiêu chuẩn về độ tuổi, sức khỏe, các cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký học lái xe ô tô B1.
Cụ thể, hồ sơ đăng ký thi sát hạch bằng lái xe B1 bao gồm:
- Đơn đăng ký tham gia học lái xe ô tô hạng B1
Đơn đăng ký là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ. Đây là loại giấy tờ bắt buộc mà Sở Giao thông vận tải đã ban hành chung cho mẫu đơn đăng ký học. Vì vậy mẫu đơn luôn có sẵn tại trung tâm hoặc bạn cũng hoàn toàn có thể tìm kiếm trên mạng dễ dàng.
Trong đơn đăng ký, bạn cần điền đầy đủ các thông tin cá nhân chính xác và ngắn gọn để quá trình xác minh diễn ra nhanh chóng.
- Thẻ căn cước/chứng minh thư hoặc hộ chiếu bản photo
Thẻ căn cước hay chứng minh nhân dân là giấy tờ định danh, không thể thiếu. Chỉ cần thẻ căn cước/chứng minh thư hay hộ chiếu của bạn còn thời hạn tối thiểu là 6 tháng là hợp lệ.
- Ảnh thẻ 3×4 nền xanh
Ảnh thẻ cần chụp trực tiếp tại các đơn vị, trung tâm đào tạo. Bạn có thể được chụp miễn phí khi đăng ký học. Ảnh thẻ hợp lệ cần được chụp với nền xanh, hình rõ nét, không được để tóc che tai và lông mày để đúng với quy định.
- Giấy khám sức khỏe đủ tiêu chuẩn
Giấy khám sức khỏe có hiệu lực khi bạn đến thăm khám tại các bệnh viện được công nhận theo quy định của bộ Giao thông vận tải. Theo đó, giấy khám sức khỏe hợp lệ là được cấp bởi các cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên. Bạn có thể tự khi khám hoặc nhờ sự giúp đỡ của các trung tâm để có được giấy khám sức khỏe đúng quy định.
- Sơ yếu lý lịch
Để hoàn thành hồ sơ đăng ký học lái ô tô B1 thì bạn cần điền đầy đủ thông tin sơ yếu lý lịch của mình. Hãy chắc chắn cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác để tránh sai sót gây mất thời gian.
4. Lệ phí thi bằng lái xe hạng B1
Phí đăng ký hồ sơ
Các khoản lệ phí đăng ký hồ sơ học kèm thi bằng B1 dự kiến gồm:
- Hồ sơ đăng ký tại trung tâm đào tạo khoảng: 100.000 đồng
- Phí khám sức khỏe (mẫu A3) khoảng: 450.000 – 700.000 đồng
- Phí đào tạo phần lý thuyết, gồm tài liệu (sách, đĩa), phần mềm thi thử khoản: 700.000 – 1.000.000 đồng
- Phí thi cấp bằng tốt nghiệp (chứng chỉ nghề) khoảng: 200.000 đồng
- Phí đăng ký thi sát hạch lái xe ô tô của Sở GTVT khoảng: 450.000 đồng
Phí đăng ký học
Khi tham gia đào tạo, ngoài phí học lý thuyết, học viên còn phải đóng thêm chi phí để học thực hành. Khoản chi phí này thường cao hơn, bao gồm:
- Tiền xăng xe: đường tập lái, đưa đón đến điểm tập lái;
- Phí thuê xe tập
- Lương giảng viên hướng dẫn lái xe;
- Phí bảo hiểm xe tập lái
Chi phí học thực hành lái xe đối với hạng B1 tối thiểu khoảng 6.000.000 – 7.200.000 VNĐ. Thông thường, khi học 1-1 (1 giáo viên kèm 1 học viên) sẽ giao động khoảng 250.000 – 300.000 VNĐ/giờ, đã bao gồm bảo hiểm và xăng xe.
Hiện tại, không có văn bản quy định cụ thể về mức phí đào tạo lái xe ô tô. Để thuận tiện, các trung tâm thường thu phí thi trọn gói bằng B1, gồm các khoản: hồ sơ, đào tạo lý thuyết, thi và cấp chứng chỉ. Tổng chi phí dự kiến khoảng từ 5.000.000 – 6.000.000 VNĐ.
Lệ phí thi
Theo quy định của Thông tư 188/2016/TT-BTC, thí sinh dự thi bằng lái B1 cần phải nộp thêm 585.000 VNĐ lệ phí thi sát hạch và cấp bằng, bao gồm:
- Phí thi sát hạch lý thuyết: 90.000 VNĐ;
- Phí thi thực hành phần thi sa hình: 300.000 VNĐ;
- Phí thi sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 VNĐ;
- Phí cấp bằng lái xe: 135.000 VNĐ.
Ở trên là những thông tin về điều kiện, hồ sơ và lệ phí thi bằng lái xe B1. Theo đó, không có quy định chiều cao thi bằng lái xe B1 nào cả. Thí sinh phải đảm bảo các điều kiện sức khỏe về thần kinh, tim mạch,.. và bỏ qua các tiêu chí về chiều cao, cân nặng khi tham gia sát hạch bằng lái ô tô.