Bằng lái xe B1 là giấy phép lái xe phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Vậy khi sở hữu bằng lái này thì bạn sẽ được lái xe gì? Khi có nhu cầu học bằng lái xe B1 thì cần tìm hiểu những thông tin nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết các thông tin tới bạn đọc.
1. Bằng lái xe B1
Bằng lái xe B1 là loại giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường là Sở Giao thông vận tải) cấp cho chủ phương tiện tham gia giao thông theo quy định của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT. Bằng lái hạng B1 cho phép người điều khiển xe ô tô không phục vụ mục đích kinh doanh với các loại xe ô tô chở từ 9 người trở xuống (bao gồm cả chỗ ngồi người lái xe) và xe có tải trọng dưới 3,5 tấn.
Bằng lái xe ô tô B1 là loại bằng có giá trị thấp nhất trong hệ thống bằng lái xe dành cho ô tô hiện nay. Tuy nhiên, trước đây, bằng b1 được chia thành 2 loại bằng khác nhau. Cùng tìm hiểu hai loại bằng này ở phần tiếp theo của bài viết
2. Phân loại bằng lái xe B1
Bằng lái xe hạng B1 được phân chia thành 2 loại bằng nhỏ hơn là bằng lái hạng B11 và B12.
2.1. Bằng lái xe B11
Bằng lái xe B11 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg
- Ô tô dùng cho người khuyết tật.
Như vậy, người có bằng lái xe ô tô hạng B11 không được phép điều khiển xe ô tô số sàn và không được hành nghề lái xe.
Lý do nên thi bằng lái xe ô tô hạng B11:
- Đối với những người chỉ dùng bằng lái để lái xe ô tô số tự động (xe nhà) hoặc người khuyết tật thì nên học bằng lái xe ô tô số tự động hạng B11 vì quá trình học và thi đều trên xe số tự động , do đó việc thi sát hạch trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.
- Quy trình học và thi bằng lái xe ô tô hạng B11 – bằng lái xe ô tô số tự động cũng giống hệt như học và thi bằng lái xe ô tô số sàn, chỉ khác là trong suốt quá trình học và thi xe sử dụng đều là xe số tự động.
- Bằng lái xe ô tô hạng B11 có thời hạn đến năm 55 tuổi với nữ và 60 tuổi với nam.
2.2. Bằng lái xe B12
Bằng lái xe ô tô B12 là bằng lái xe ô tô do sở GTVT cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Điều khiển được cả ô tô số sàn và số tự động.
Như vậy người có giấy phép lái xe hạng B12 giống như bằng lái xe B2 vì được phép điều khiển cả xe số sàn lẫn xe số tự động nhưng khác biệt là B12 không được phép hành nghề lái xe với mục đích kinh doanh vận tải.
Lưu ý: Không như bằng B1, B11 có thời hạn đến năm 55 tuổi với nữ và 60 tuổi với nam, bằng B12 có thời hạn tương tự như bằng B2 là cứ 10 năm các bạn phải qua sở Giao Thông Vận Tải để đổi cấp bằng 1 lần. Các bạn nên tới trước 1 tháng để tránh rủi ro đến ngày đổi mà bận thì các bạn có nguy cơ phải thi lại lý thuyết hoặc thậm chi còn phải thi lại cả quy trình cấp bằng lái xe lại từ đầu nếu bạn để quá lâu không đổi bằng
Bằng lái xe cấp cho người điều khiển ô tô hiện nay tương đối nhiều cấp bậc. Vì thế, việc tìm hiểu kỹ lưỡng về từng loại bằng sẽ giúp các chủ phương tiện hiểu được giá trị của các loại bằng và chọn lựa cho bản thân loại bằng phù hợp để phục vụ nhu cầu lái xe của mình. Vậy thông tin bạn cần tìm hiểu là gì?
3. Những thông tin về bằng lái B1
Trước khi đăng ký học lái xe ô tô, học viên nên nắm được mọi thông tin liên quan đến hạng bằng. Tuy nhiên, về cơ bản thì bạn phải biết được loại xe mà hạng bằng này được chạy loại xe gì, độ tuổi được thi và thời hạn của bằng.
3.1. Bằng B1 lái được xe gì?
Bằng lái B1 số tự động ( bằng B11) cho phép người không hành nghề lái xe điều khiển các loại xe sau:
+ Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của người lái xe.
+ Ô tô tải kể cả ô tô chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
+ Ô tô dùng cho người khuyết tật.
– Bằng lái hạng B12 số sàn cho phép người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe:
+ Ô tô số sàn chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của người lái xe.
+ Ô tô tải kể cả ô tô tải chuyên dụng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
+ Máy kéo kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Cụ thể hơn nữa về câu hỏi Bằng B1 lái được xe gì? tại bài viết này.
3.2. Độ tuổi học thi bằng B1
Vậy để tham gia học và thi giấy phép lái xe B1 thì học viên phải nằm trong độ tuổi nào?
B1 là bằng lái xe thông dụng và có giá trị sử dụng thấp nhất cho nên tất cả những người từ 18 tuổi trở lên có đủ sức khỏe đều được phép tham gia học và thi để được cấp bằng.
Độ tuổi này sẽ được tính đến ngày thi sát hạch lái xe. Nếu có nhu cầu, bạn có thể áng chừng thời gian, khi thi sát hạch đủ số tuổi là được.
3.3. Những yêu cầu về sức khỏe học thi bằng B1
Thông tư Bộ Y tế và Bộ GTVT có quy định, những người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe bằng B1.
- Bỏ quy định về cân nặng, thể lực, chiều cao, vòng ngực… đối với những người tham gia thi bằng lái xe B1
- Các tiêu chuẩn mới kiểm tra về sức khỏe được chia theo các chuyên khoa riêng gồm: tâm thần, thần kinh, mắt, tai – mũi – họng, cơ – xương – khớp, hô hấp, thuốc và các chất hướng thần khác…
Cụ thể:
Người lái xe hạng B1 có một trong các dị tật sau cũng không được điều khiển xe: rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 6 tháng; rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi. Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý: thị lực nhìn xa hai mắt dưới 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). Nếu còn một mắt, thị lực dưới 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. Song thị (kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính). Cụt hoặc mất chức năng 1 bàn tay hoặc 1 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).
3.4. Thi bằng B1 có cần tốt nghiệp THPT hay không?
Theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, để đăng ký chúng ta cần chuẩn bị hồ sơ thi bằng lái xe B1 bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn Cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
Như vậy, căn cứ các quy định trên, khi thi bằng lái xe không cần bằng cấp 3 (bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông).
3.5. Thời hạn của bằng B1 là bao lâu?
Theo quy định, giá trị của bằng lái xe hạng B1 sẽ tương ứng với độ tuổi nghỉ hưu của chủ sở hữu. Đó là tuổi 60 với nam và 55 đối với nữ.
Riêng trường hợp nam trên 50 và nữ trên 45 thì giấy phép lái xe B1 có thời hạn sử dụng là 10 năm kể từ ngày cấp bằng.
ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY HOTLINE
TẬN TÌNH - CHU ĐÁO - TẬN TÂM
Hot line 0917.097.166Hoặc Anh/Chị có thể để lại thông tin Form đăng ký bên dưới đây. Trung tâm sẽ gửi toàn thông tin qua Zalo hoặc liên hệ qua số điện thoại để tư vấn trực tiếp:
FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ:
4. Bằng lái xe B1 và B2 khác nhau như thế nào?
Dù cùng là bằng lái cho chủ sở hữu điều khiển các loại xe ô tô nhưng giữa bằng lái B1 và B2 có sự khác biệt tương đối cơ bản.
Bằng B1: Được điều khiển xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, xe số tự động. Tuy nhiên, không được phép hành nghề lái xe.
Bằng B2: Được lái cả xe số sàn và xe số tự động. Người sở hữu hạng bằng này được phép hành nghề lái xe.
Quá trình học và tiến hành thi sát hạch
Bằng B1: Người học sẽ chỉ học lái xe trên xe số tự động trong suốt thời gian học lái xe B1. Quá trình thi sát hạch cũng chỉ thực hiện trên xe số tự động.
Bằng B2: Học lái xe và thi sát hạch được thực hiện trên xe số sàn. Tuy nhiên, các trung tâm vẫn sẽ dành cho học viên 1 buổi tập trên xe số tự động. B2 tiến hành thi sát hạch trên xe số sàn.
Mức độ khó dễ
Bằng hạng B1: Có mức độ dễ tương đối.
Bằng B2: Khó hơn B1. Về phần thi lý thuyết bằng lái B1 và B2 hoàn toàn giống nhau. Độ chênh lệch khó hơn thể hiện ở quá trình vận hành xe ở phần thi sa hình. Nguyên nhân là do vận hành xe số sàn thường rắc rối hơn nhiều so với xe số tự động.
Phạm vi sử dụng của từng loại bằng
Bằng hạng B1: Lái xe số tự động 9 chỗ (tính cả ghế ngồi của tài xế). Không được phép đăng kí kinh doanh dịch vụ vận tải. Do vậy tài xế không được phép hành nghề lái xe taxi.
Bằng B2: Bằng lái xe B2 có thể đăng kí dịch vụ vận tải. Chủ sở hữu bằng B2 có thể làm các dịch vụ vận tải như lái xe taxi, lái ô tô dưới 9 chỗ ngồi, ô tô tải, lái máy kéo kéo rơmooc 3,5 tấn.
Thời hạn sử dụng:
Bằng lái hạng B1: Sẽ cấp đến 55 tuổi với nữ, 65 tuổi với nam. Nếu bằng hạng B1 cấp sau 45 tuổi đối với nữ hoặc 55 tuổi đối với nam, thì thời hạn sử dụng sẽ là 10 năm.
Bằng lái hạng B2: Thời hạn cố định là 10 năm sử dụng, sau 10 năm tài xế phải xin cấp lại Giấy phép lái xe (GPLX).
Chính vì những yếu tố trên mà nhiều người phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định loại bằng mà bản thân nên đi học và thi.
- Đối với người khuyết tật: vì sức khỏe không đảm bảo nên chỉ cho phép học và thi bằng lái xe dành cho người khuyết tật.
- Đối với chị em phụ nữ: nên học lái xe hạng B1 số tự động (khi học và thi hạng B1 bằng xe số tự động nên rất dễ đậu, tỉ lệ đậu gần như tuyệt đối) nhưng hạn chế là hạng B1 không được phép lái xe số sàn. Trường hợp các chị em có xe nhà là xe số sàn hoặc mục đích sau khi lấy bằng để kinh doanh thì phải học hạng B2.
- Đối với người lớn tuổi: nếu đã qua độ tuổi cho phép hạng B2 thì bắt buộc tối đa học hạng B1
- Đối với nam: thì nên học lái xe hạng B2 để sau có thể kinh doanh hoặc lái xe dịch vụ được và có thể lái được xe số sàn. Nếu ai chắc chắn chỉ lái xe gia đình và xe nhà là xe số tự động thì học hạng B1.
5. Bằng B1 lái xe học, thi ở đâu tốt nhất Hà Nội
Nếu có ý định học và thi bằng lái xe B1 ở Hà Nội thì bạn nên đến Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Thái Việt với những lý do sau:
- Là một trong những Trung Tâm đầu tiên tại Hà Nội tổ chức học và đào tạo tiêu chuẩn.
- Là một trong những cơ sở uy tín, khi đã có kinh nghiệm đào tạo các hạng lái xe ô tô B2, C, D…
- Đặc biệt Trung Tâm có chương trình dã ngoại (đi xa) (lái xe đường trường). Chỉ dành riêng cho các học viên của trung tâm
- Học viên khi học lái xe ô tô số tự động tại Trung Tâm sẽ được giảng viên đào tạo theo sát trong suốt quá trình học từ lúc nộp hồ sơ đến khi thi có GPLX.
- Chương trình đào tạo khép kín, học viên được đi nhiều trong phố, khu đố thị, được chia sẻ các kinh nghiệm lái xe trên đường.
- Học viên được thực hành trên xe đời mới hiện đại, đầy đủ tiện nghi.
Xem thêm: Quy trình và các bước thi bằng lái xe B1
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về bằng lái xe B1. Mong rằng bài viết của hoclaixeb2hanoi đã mang lại kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Học viên có nhu cầu học và thi bằng hạng B1 có thể tham khảo thêm tại: