Theo một số dự báo gần đây của Bộ Công thương, thị trường ô tô tại Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ bùng nổ vào năm 2025 khi mức thu nhập bình quân đầu người vượt qua ngưỡng 3.000 USD. Khi đó, thị trường ô tô trong nước có thể lên tới 600 nghìn xe/năm. Dẫn đến nhu cầu học bằng lái xe B2 cũng sẽ tăng theo mỗi năm. Vậy bằng lái xe ô tô là gì? Bằng lái xe ô tô là như thế nào? Để có được bằng lái xe B2 thì cần những điều kiện gì?
1. Bằng lái xe B2 là bằng gì?
Bằng lái xe hay giấy phép lái xe là một loại chứng chỉ được các cơ quan có thẩm quyền cấp cho người điều khiển các loại phương tiện giao thông. Tùy vào phương tiện điều khiển mà người lái xe sẽ được cấp bằng lái phù hợp ví dụ như bằng lái xe máy, ô tô, xe tải cỡ lớn, xe khách…
Bằng lái xe B2 là gì? Tùy vào mỗi quốc gia sẽ có những quy định khác nhau về phân hạng giấy phép lái xe. Nhưng ở Việt Nam, giấy phép lái xe nói chung và giấy phép lái xe B2 nói riêng là chứng chỉ có giá trị cơ sở pháp lý, được cấp cho người tham gia giao thông được phép lưu thông, vận hành xe ô tô 4 bánh trên các tuyến đường công cộng tại Việt Nam và hay còn được gọi là bằng lái xe B2
Theo luật Giao thông vận tải Việt Nam, giấy phép lái xe B2 chỉ được cấp chính thức cho người từ đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng các điều kiện sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận.
2. Những thông tin về giấy phép lái xe B2
Thông tin cơ bản trên bằng lái xe B2
2.1 Các loại xe bằng lái xe B2 được phép điều khiển:
Thời hạn của GPLX B2 tương đối dài (đến 10 năm) và cho phép học viên điều khiển các phương tiện như:
- Ô tô từ 4 đến dưới 9 chỗ;
- Ô tô có trọng tải dưới 3,5 tấn;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe B1;
- Những loại xe được phép tham gia kinh doanh vận tải như xe tải và máy kéo với 1 rơ móc có trọng tải dưới 3,5 tấn.
GPLX B2 có thể sử dụng linh hoạt hơn giấy phép lái xe B1 vì nó còn có thể phục vụ cho nhu cầu đi lại cá nhân và cả công việc kinh doanh vận tải như: Lái taxi, vận chuyển hàng hoá…
Bài viết: Bằng lái xe B2 lái xe mấy chỗ ngồi?
2.2 Độ tuổi được phép tham gia thi giấy phép lái xe B2:
Trước hết, người lái xe phải có đủ sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ôtô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe. Quy định về độ tuổi học lái xe ô tô:
Từ 18 tuổi trở lên thì bạn được học lái xe hạng B1, B2 – Từ 21 tuổi trở lên được học lái xe hạng C – Từ 24 tuổi trở lên mới được học lái xe hạng D, E, F (nâng hạng)
2.3 Thời hạn của bằng lái xe B2 được bao lâu?
Bằng lái xe B2 hiện nay có thời hạn từ khi được cấp bằng là 10 năm. Sau khi hết thời hạn 10 năm, bạn cần đến các địa chỉ trung tâm để được gia hạn lại bằng lái xe của mình. Nếu bạn không thực hiện việc gia hạn này thì bạn lại phải tiếp tục thi lại các phần thi về lý thuyết và thực hành.
Chính vì vậy người dùng cần để ý đến thời hạn của bằng lái xe để chủ động đi gia hạn khi gần đến ngày hết hạn. Thời gian hết hạn bằng B2 kéo dài càng lâu, bạn càng gặp phải nhiều rắc rối trong quá trình chuyển đổi.
2.4 Bằng B2 có thể nâng hạng lên bằng gì?
Theo quy định của Bộ GTVT đã nêu, Bằng B2 được phép nâng lên bằng C hoặc bằng D nếu đáp ứng đủ một số điều kiện dưới đây:
- Muốn nâng hạng bằng lái B2 lên hạng C, bạn cần đáp ứng điều kiện có trên 3 năm hành nghề. Đồng thời, số km lái xe an toàn phải trên 50.000km thì bạn mới được phép nâng hạng lên bằng lái hạng C.
- Còn nâng hạng bằng B2 lên D thì phải đáp ứng đủ 5 năm kinh nghiệm, số kilometer lái xe an toàn phải là phải trên 100.00km.
2.5 Những khác biệt cơ bản của bằng B2 với B1 và C?
Sự khác biệt của bằng B2 với B1 và C nằm ở loại hình xe và trọng tải xe. Bằng lái xe B1 chỉ được phép lái xe số tự động dưới 9 chỗ ngồi. Thế nên người có bằng B1 không được phép điều khiển xe tải. Trong khi đó, bằng lái xe B2 cho phép bạn lái xe tải, xe rơ mooc có trọng tải dưới 3,5 tấn.
Nếu bạn sở hữu bằng lái xe hạng C, bạn có thể điều khiển xe có trọng tải trên 3,5 tấn. Bạn chỉ được phép điều khiển xe trọng tải cao hơn khi tiến hành nâng hạng bằng từ B2 lên C.
Phân tích: Cụ thể sự khác biệt giữa hạng bằng lái xe B1, B2 và C là gì?
Sự khác nhau giữa bằng B2 với B1 và C
3. Những yêu cầu khi đăng ký học bằng B2
3.1 Độ tuổi tối thiểu học bằng lái xe B2
3.2 Những yêu cầu về sức khỏe B2
ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY HOTLINE
TẬN TÌNH - CHU ĐÁO - TẬN TÂM
Hot line 0917.097.166Hoặc Anh/Chị có thể để lại thông tin Form đăng ký bên dưới đây. Trung tâm sẽ gửi toàn thông tin qua Zalo hoặc liên hệ qua số điện thoại để tư vấn trực tiếp:
FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ:
3.3 Thi bằng B2 có cần tốt nghiệp THPT hay không?
4. Hồ sơ đăng ký thi bằng B2 gồm những gì?
- Bản đăng ký học lái xe ô tô hạng B2
- Bản sao Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu (chỉ cần bản photocopy, không cần công chứng)
- Giấy khám sức khoẻ dành cho người lái xe ô tô hạng B2, đã được chứng nhận bởi cơ sở y tế có thẩm quyền
- Ảnh hồ sơ kích thước 3*4 (khoảng 8 – 10 cái)
Tư vấn liên hệ:
Trung tâm Dạy Nghề – Trung tâm Sát hạch lái xe Thái Việt.
- VPGD: 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Q Cầu Giấy, Hà Nội.
- Trụ sở: Thôn Kiều Thị, QL1A, Thắng Lợi, Thường Tín, Hà Nội.
- Hotline: 1900 0329 – 024 7777 0196