Như đã biết, hiện nay theo luật giao thông đường bộ Việt Nam bằng lái xe ô tô được chia ra rất nhiều loại. Mỗi loại bằng lái sẽ có những quyền hạn riêng để điều khiển các loại xe và thời hạn khác nhau. Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu chi tiết về bằng lái xe B2 và sự khác biệt giữa bằng lái B2, B1 và C như thế nào nhé.
1. Bằng lái xe B2 là gì?
Phổ thông nhất hiện nay chính là bằng lái xe B2. Bằng B2 là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người tham gia giao thông, điều khiển phương tiện giao thông một cách hợp pháp.
Cụ thể hơn, người học bằng lái B2 hay còn gọi là giấy phép lái xe B2 có thể điều khiển xe dưới 9 chỗ ngồi tính cả tài xế, xe tải dưới 3500kg. Do nhu cầu về bằng lái xe 4, 5, 7 chỗ, các loại xe du lịch, gia đình là rất lớn nên mới nói bằng B2 phổ biến nhất.
Bằng lái xe B2
Vậy các đối tượng được thi cấp bằng B2 là gì?
– Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên. Sức khỏe tốt không khuyết tật 2 ngón tay trở lên hoặc cụt 1 bàn chân thì được thi bằng lái xe B2.
– Bằng lái xe B2 chỉ có thời hạn trong vòng 10 năm. Và sau khi đã hết thời hạn được in trên bằng lái xe bạn phải đến các cơ quan trực thuộc sở GTVT để làm thủ tục gia hạn và tiếp tục sử dụng.
Ngoài ra, chúng ta có thể nâng hạng từ bằng lái B2 lên C,D. Chỉ cần đủ độ tuổi quy định cho từng loại bằng, có thời gian lái xe tối thiểu là 5 năm và có 100 nghìn km lái xe an toàn.
2. Vậy giữa bằng lái xe B2, bằng lái B1 và C có những điểm gì khác nhau?
Thứ nhất, như các bạn đã biết bằng lái xe B1 được chia ra làm 2 loại như sau:
- Bằng B11: là bằng lái chạy được các loại xe số tự động không được phép hành nghề lái xe để điều khiển các phương tiện sau :
+ Xe ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi ( tính cả tài xế ).
+ Xe ô tô tải, gồm cả ô tô tải chuyên dung số tự động có tải trọng dưới 3.500kg.
+ Xe ô tô thiết kế dành riêng cho người khuyết tật.
- Bằng B12: là bằng cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển các phương tiện sau:
+ Lái xe số sàn phục vụ cho mục đích kinh doanh.
+ Xe ô tô tải kể cả xe tải chuyên dụng với tải trọng nhỏ hơn 3.500kg.
+ Xe kéo rơ móoc có tải trọng dưới 3.500kg.
Về đối tượng được thi cấp bằng lái xe B1 cũng giống các đối tượng thi cấp bằng lái B2.
>>> Vì vậy bằng lái xe B2 khác với bằng lái xe B1 ở chỗ là muốn học lái xe số sàn hoặc lái xe ô tô hành nghề kinh doanh thì bằng lái xe B1 không đủ điều kiện so với bằng B2.
Thứ hai, về bằng lái xe C được cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau :
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dụng và có trọng tại từ 3,500kg trở lên.
- Máy kéo một rơ móoc có trọng tải từ 3,500kg trở lên.
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe B2 và B1.
Và các đối tượng là công dận Việt Nam, đủ 21 tuổi trở lên. Sức khỏe tốt không khuyết tật 2 ngón tay trở lên hoặc cụt 1 bàn chân thì được thi cấp bằng lái xe C.
>> Vì vậy bằng lái xe B2 khác với bằng C ở chỗ là bằng C đa dụng hơn khi lái được tất cả các loại xe của hạng B1 và B2, lái được ô tô tải trên 3,5 tấn và độ tuổi quy định khi học lái xe cũng từ 21 tuổi trở lên
Tóm lại, 3 loại giấy phép lái xe B2, B1 và C còn có những điểm khác biệt sau :
- Về loại xe điều khiển : bằng lái B11 cho xe số tự động, B12 cho xe số sàn và đều không được phép hành nghề lái xe. Bằng lái B2 cấp cho người hành nghề lái xe và bao gồm cả xe số sàn, số tự động. Bằng lái xe C cho xe ô tô, máy kéo có tải trọng lớn trên 3,500kg.
- Về thời hạn hiệu lực : nếu bằng lái B1 sẽ hết hạn khi nam đủ 60 và nữ đủ 55 tuổi thì bằng lái B2 sẽ hết hạn sau 10 năm được cấp và bằng lái C sẽ hết hiệu lực sau 5 năm.
- Về đối tượng được phép thi cấp bằng : đối với bằng B1 và bằng B2 sẽ là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên và bằng C thì công dân phải trên 21 tuổi.
Vậy nên, mỗi bằng lái xe sẽ có những tính chất khác nhau phù hợp vào nhu cầu sử dụng cho mỗi người. Các bạn có thể tham khảo cụ thể nội dung của từng loại bằng để lựa chọn được bằng lái xe phù hợp nhất cho bản thân.
Bài viết: Tìm hiểu thông tin mới nhất về bằng lái xe ô tô hạng B1