Có nên mua ô tô trả góp trong thời điểm hiện tại hay không là câu hỏi mà nhiều người mua ô tô thắc mắc. Đâu là lựa chọn tốt nhất: Mua trả thẳng hay mua trả góp? Bài viết bên dưới sẽ giải thích cụ thể vấn đề mua xe trả góp cho bạn đọc.
1. Có nên mua ô tô trả góp hay không?
1.1 Mua ô tô trả góp là như thế nào?
Mua ô tô trả góp là hình thức vay tiền ngân hàng (hoặc công ty tài chính – tín dụng) để mua ô tô. Người mua sẽ trả góp khoản vay này theo định kỳ với mức lãi suất cụ thể mà đơn vị cho vay quy định. Vay mua ô tô trả góp hiện có 2 hình thức: vay thế chấp và vay tín chấp.
1.2 Vậy có nên mua ô tô trả góp?
Như vậy, việc mua ô tô trả góp là hoàn toàn phù hợp nếu như bạn có nhu cầu mua xe, đủ khả năng tài chính để chi trả đều đặn. Qua đó, đảm bảo bạn vẫn có phương tiện để sử dụng hàng ngày và không bị thâm hụt ngay một khoản quá lớn trong cùng một thời điểm. Điều này cũng sẽ đảm bảo nguồn kinh phí để bạn có thể sử dụng vào các mục đích khác cho cuộc sống.
1.3 Điều kiện mua ô tô trả góp
Để được mua ô tô trả góp thì người mua phải có những điều kiện sau:
- Công dân Việt Nam từ 18 – 60 tuổi
- Địa chỉ thường trú hoặc KT3 ở địa phương làm hồ sơ vay vốn
- Có tài sản thế chấp
- Chứng minh thu nhập ổn định, đủ khả năng trả góp hàng tháng
- Mục đích vay mua ô tô chính đáng
- Không có nợ xấu
Xét thấy khách hàng có đủ điều kiện và có nhu cầu cần mua các sản phẩm ô tô trả góp thì nhân viên tại các showroom sẽ tư vấn quy trình cụ thể để mua được xe.
2. Quy trình khi mua ô tô trả góp
Quy trình để mua xe thì sẽ xét theo 2 bước cơ bản bao gồm:
2.1 Chuẩn bị giấy tờ
Thường có 2 phần giấy tờ chính: Nhóm giấy tờ nhân thân và nhóm giấy tờ chứng minh tài chính, qua đó ngân hàng có thể thẩm định và đưa ra mức cho vay phù hợp với khả năng chi trả trong tương lai của người mua. Kể cả khi người mua thế chấp tài sản khác như nhà cửa hay chính chiếc xe đã mua thì mức vay trả góp cũng khó vượt mức 70% giá trị xe, thời hạn trả tối đa thường 5 năm (60 tháng).
Một số giấy tờ bắt buộc của nhân thân: sổ hộ khẩu photo, CMND photo, giấy chứng nhận độc thân hoặc giấy kết hôn.
Một số giấy tờ ngân hàng yêu cầu: Chứng minh thu nhập bằng: hợp đồng lao động, bảng lương, sổ tiết kiệm, tài khoản cá nhân. Hợp đồng cho thuê xe, thuê nhà, cho thuê xưởng, giấy góp vốn, cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu,….
Đối với khách hàng là công ty hoặc doanh nghiệp thì cần có: Giấy phép kinh doanh, Giấy bổ nhiệm Giám đốc, bổ nhiệm kế toán trưởng; Giấy đăng ký sử dụng mẫu dấu (bản copy); Mã số thuế; Báo cáo thuế 01 năm gần nhất; Báo cáo hoá đơn VAT 01 năm gần nhất; Đơn xin vay vốn và phương án trả lãi;…
Tuy nhiên không nhất thiết phải có toàn bộ giấy tờ nêu trên, còn tùy thuộc vào yêu cầu của ngân hàng cho vay, bạn nên tham khảo nhân viên ngân hàng một cách cụ thể các giấy tờ này trước khi quyết định đặt cọc xe.
2.2 Quy trình cụ thể
Bước 1: Khi khách hàng đồng ý đặt cọc mua xe và muốn vay vốn ngân hàng để mua xe thì có thể lựa chọn hai phương án:
– Một là có thể tự liên hệ ngân hàng để vay.
– Hai là bên bán xe sẽ trực tiếp giới thiệu cho khách hàng những ngân hàng có chính sách hỗ trợ vay mua xe tốt (cách này hầu hết được khách lựa chọn hiện nay).
Bước 2: Nhân viên ngân hàng sẽ trực tiếp liên hệ khách hàng, yêu cầu các giấy tờ nêu trên.
Bước 3: Khi ngân hàng đã phê duyệt cho khách vay sẽ cho ra một thông báo cho vay gửi đến showroom bán xe cho khách.
Bước 4: Showroom sẽ tiếp tục thu khoản tiền mà quý khách muốn trả trước và chi phí đăng ký xe (nếu có) để tiếp tục làm hồ sơ đăng ký xe cho khách.
Bước 5: Khi đăng ký xe xong, bên phía showroom sẽ gửi hồ sơ xe về cho ngân hàng (cà vẹt xe và giấy hẹn đăng kiểm (photo). Tất cả giấy này ngân hàng đều giữ. Sau đó ngân hàng sẽ gọi khách lên ký nhận nợ và tiến hành giải ngân cho khách.
Bước 6: Khi ngân hàng đã giải ngân và tiền đến showroom khách hàng mới được nhận xe.
Mặc dù trước khi mua xe thì nhân viên tại các showroom đã tư vấn về chính sách, quy trình,… Tuy nhiên, để chủ động bảo vệ quyền lợi của mình đối với phương tiện sắp mua thì bạn cần phải tìm hiểu thêm một số vấn đề có liên quan.
3. Những lưu ý khi mua ô tô trả góp
Trong quá trình mua xe, bạn cần chú ý một số vấn đề bên dưới.
3.1 Kiểm tra giá thực của xe
Một công việc quan trọng và hãy nên ưu tiên hàng đầu là tham khảo giá xe trên mạng trước khi bước vào một salon, đại lý ô tô. Giá được niêm yết trên web của các hãng xe mới chỉ là giá bán lẻ tham chiếu chưa có phụ phí giao hàng. Giá một chiếc xe mới sẽ là tổng của 2 chi phí đó. Và đó cũng là giá cơ sở trước khi bạn thêm bất kỳ tùy chọn hoặc nâng cấp nào khác. Hãy tìm hiểu về giá hóa đơn để biết số tiền mà các đại lý phải thanh toán cho những chiếc xe trên mạng trước khi đàm phán giá để năm ưu thế.
3.2 Đời xe
Các mẫu xe mới thông thường sẽ được bán với giá cao hơn các mẫu xe ô tô cũ. Vì vậy, hãy chú ý tới đời xe, vì nhiều khi các đời xe mới có rất ít thay đổi so với đời xe cũ. Nhưng cũng có trường hợp xe mới với nhiều tính năng mới, tạo nên sự nâng cấp đáng kể so với các mẫu xe cũ nhưng lại được bán giảm giá.
3.3 Tìm hiểu về đại lý bán xe ô tô trả góp
Hãy tìm đến một đại lý hoặc salon uy tín. Bạn có thể tìm hiểu thông tin trên các trang mạng hoặc qua các mối quan hệ quen biết.
3.4 Giảm giá và ưu đãi
3.5 Kiểm tra tín dụng
Bạn là người hay mua sắm qua thẻ tín dụng? Khoản vay của bạn sẽ có khả năng bị ảnh hưởng thông qua lịch sử chi tiêu qua thẻ tín dụng của bạn. Bạn có thể tự lấy hoặc nhờ ngân hàng sao kê cho mình một bản sao kê cập nhật mới nhất. 620 điểm là điểm tín dụng chuẩn. Nếu bạn có điểm tín dụng dưới chuẩn, bạn sẽ có khả năng phải trả mức lãi suất cao hơn bình thường.
3.6 Lãi suất ngân hàng và đại lý
Tính được điểm tín dụng, bạn sẽ tính được quy mô khoản vay cũng như lãi suất mà bạn có thế nhận. Để biết thực tế mình có thể nhận được khoản vay bao nhiêu cũng như chi phí của nó, hãy đến các ngân hàng, định chế tài chính để tìm hiểu. Giờ bạn đã có hai mức giá để so sánh để tìm giá một mức giá hợp lý nhất cho bạn.
Lãi suất tại các đại lý cũng không cố định mà có thể thay đổi theo chiếc xe mà bạn đang quan tâm. Cùng đang được trưng bày, nhưng những mẫu xe mới hay phổ biến hơn có thể sẽ có lãi suất cao hơn.
3.7 So sánh phí bảo hiểm
Bạn đang có nhiều sự lựa chọn để mua bảo hiểm, hãy yêu cầu công ty bảo hiểm báo giá cho bạn để bạn cân nhắc. Các công ty bảo hiểm thường sẽ dựa vào những con số thống kê để xác định chi phí bảo hiểm cho xe như: Chiếc Mazda CX-5, mẫu xe dành cho người đứng tuổi và có trách nhiệm thì sẽ có mức bảo hiểm thấp hơn so với xe Honda Civic dành cho người trẻ tuổi và sốc nổi.
Có nhiều hãng bảo hiểm trên thị trường. Mỗi hãng bảo hiểm thường có con số của riêng họ. Tham khảo nhiều hãng bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá trong dài hạn.
3.8 Tiền đặt cọc và trao đổi xe cũ
Bạn đã có được số tiền cũng như lãi suất vay trong dự tính, việc tiếp theo là lên ngân sách cho chiếc xe của bạn. Bạn đặt cọc càng nhiều tiền, thì áp lực trả tiền hàng tháng của bạn sẽ càng ít đi. Vì vậy, hãy cố gắng trả ít nhất 20% số tiền trên tổng số tiền mua xe. Bạn có thể mua thấp hơn nhưng đừng bao giờ dưới 10%.
Nếu bạn có một chiếc xe ô tô cũ, hãy bán nó đi để giảm chi phí hàng tháng và dùng số tiền đó làm tiền đặt cọc chiếc xe định mua.