Chân ga chân thắng bị nhầm là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc về người và của. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tối đa những sự việc đáng tiếc này? Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn đọc đưa ra câu trả lời về vấn đề này.
1. Phân biệt rõ chân ga chân thắng ô tô
Trước tiên, người điều khiển phương tiện cần xác định rõ chân ga để làm gì, chân thắng để làm gì và vị trí của chúng ở đâu dưới chân mình. Điều này càng cần phải được định hình tốt khi tài xế gặp tình trạng khẩn cấp.
1.1 Chân ga ô tô
1.2 Chân thắng ô tô
2. Những lưu ý của tài xế về chân ga chân thắng để hạn chế tai nạn
Theo khảo sát, phụ nữ gây ra khoảng hai phần ba số vụ tai nạn do đạp nhầm chân ga; các tài xế có độ tuổi từ 16 đến 20 hoặc trên 65 có nguy cơ nhầm chân phanh và ga cao nhất; kinh nghiệm lái xe lâu năm và lão luyện không giúp ích nhiều trong việc giảm thiểu rủi ro này. (Theo báo Lao Động). Trên thực tế, đa số các vụ tai nạn giao thông do đạp nhầm chân phanh thành chân ga cũng là phụ nữ. Cùng với đó, sẽ không thừa nếu nam giới quan tâm đến các bí quyết này.
Luôn để gót chân phải dưới bàn đạp phanh
Chỉ được phép và tạo phản xạ điều khiển bàn đạp ga và phanh cùng bằng bàn chân phải. Trên xe số tự động không có côn, tuyệt đối không sử dụng chân trái đạp phanh, chân phải đạp ga.
Ngay từ khi học lái phải tập thành thói quen luôn để gót chân phải trên sàn xe, bên dưới bàn đạp phanh. Khi đạp ga, xoay bàn chân qua phải, chỉ đạp nửa bàn chân lên bàn đạp ga.
Khi phanh, bàn chân xoay thẳng về vị trí phanh và đạp thẳng theo phản ứng tự nhiên. Trừ trường hợp khẩn cấp, nên cố gắng tập thành thói quen không đạp phanh gấp. Khi rời chân ga hãy rà ngay chân phanh và đạp phanh khi dừng xe. Điều này sẽ củng cố trí nhớ cho cơ bắp tạo thành phản xạ tự nhiên, tránh được nhầm lẫn.
Không được để gót chân phải quá gần hoặc thẳng bàn đạp ga. Đây là điều hết sức nguy hiểm vì về mặt phản xạ tự nhiên (không có điều kiện), bàn chân sẽ xoay thẳng và duỗi khi có kích thích đột ngột. Nếu chân phải để ở tư thế như gần chân ga, gặp sự cố là bàn chân sẽ đạp thẳng vào ga và đương nhiên tai nạn xảy ra.
Tình huống dễ đạp nhầm
Nhầm lẫn chân ga với chân phanh thường xảy ra ở bãi đỗ xe và ở giao lộ, vì thế hãy điều khiển xe từ tốn và cẩn thận ở những nơi này.
Đi giày nhẹ, đế mỏng
Giày dép có thể ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe. Đi chân trần có thể khiến bạn đau chân khi lái xe lâu dài. Dép trơn khiến bàn chân có thể bị tuột ra khỏi dép, nhất là đối với những người đổ mồ hôi chân. Giày bốt có cổ dài và cứng làm hạn chế cử động cổ chân. Giày cao gót mặt tiếp xúc bé, có thể trượt chân ra khỏi bàn đạp.
Nên đi giày nhẹ đế mỏng hay dép có quai hậu (sandal) khi điều khiển xe. Nếu bạn có thói quen đi bốt hay giày cao gót, hãy để sẵn trong xe một đôi giày đế mỏng để mang khi lái.
Trên đây chỉ là một số giải pháp cơ bản, tạm thời để hạn chế và không thể điều chỉnh tuyệt đối để không bị tai nạn xảy ra. Trong quá trình sử dụng xe, tài xế vẫn cần phải giữ tỉnh táo, tập bình tĩnh trước các tình huống bất ngờ. Đây vẫn là yếu tố quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ một người lái xe nào mà bạn không được bỏ qua.
Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu cơ bản về chân ga chân thắng, các bí quyết để hạn chế các tình huống xấu xảy ra khi điều khiển xe. Mong rằng bài viết đã mang lại kiến thức hữu ích cho bạn đọc.