Bằng lái xe hạng D cũng như các loại bằng lái xe khác, sẽ được lái các dòng xe theo quy định. Vậy cụ thể, bằng lái xe này có điểm gì đặc biệt? Có thể thi để lấy bằng trực tiếp được không? Cùng đọc bài viết để có thêm thông tin chi tiết.
1. Bằng lái xe hạng D được hiểu như thế nào?
Đây là một loại bằng lái xe ô tô do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho người lái phương tiện là ô tô. Quá trình cấp bằng được thực hiện theo quy định của bộ Giao thông vận tải sau khi học viên học nâng hạng tại trung tâm đào tạo lái xe, có chứng chỉ được xác thực tại đây.
Đối với bằng lái hạng D, người lái được phép hành nghề lái xe với tất cả các loại xe khách, xe du lịch dưới 30 chỗ ngồi và các loại xe có trọng tải hạng nặng trên 3.5 tấn. Tức là khi có bằng lái D thì bạn sẽ được phép điều khiển cả các loại xe quy định ở bằng lái hạng B1, B2 và C. Nếu người nào có ý định lái xe khách và xe có trọng tải lớn thì bắt buộc phải sở hữu loại bằng này.
Thời hạn của bằng lái xe hạng D là 05 năm kể từ ngày cấp. Do đó, khi hết hạn giấy phép lái xe, tùy vào việc giấy phép lái xe hết hạn bao lâu mà thủ tục xin và điều kiện xin cấp lại giấy phép lái xe sẽ khác nhau.
Vậy làm thế nào mà người tài xế có thể sở hữu được bằng lái xe hạng D? Phần tiếp theo của bài sẽ đưa ra lời giải đáp cho vấn đề này.
2. Bằng D có thể thi thẳng trực tiếp hay không?
Không giống như giấy phép lái xe hạng B, C vì tính chất pháp lý gplx hạng D cho phép điều khiển ô tô chở trên 10 người. Do đó, yêu cầu người tài xế phải thật cẩn thận và có đủ kinh nghiệm lái xe. Việc xử lý các tình huống phải nhanh nhạy và khéo léo. Chính vì thế mà người thi bằng lái này phải đáp ứng các yêu cầu bắt buộc phải có số km an toàn và có kinh nghiệm lái xe từ 3 đến 5 năm.
Theo đó, bạn không thể học bằng lái xe ô tô hạng D trực tiếp. Khi có nhu cầu dùng bằng lái D thì phải làm thủ tục đăng ký nâng hạng B2 lên D hoặc C lên D.
Vậy khi có được Bằng lái xe D thì tài xế sẽ được lái xe gì? Bao nhiêu tuổi thì được thi và còn có hạng bằng nào cao hơn bằng lái D? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ở bên dưới.
3. Thông tin về giấy phép lái xe hạng D
Giấy phép lái xe ô tô hạng D có một số điểm khác nổi bật với các hạng bằng B1, B2 hay C, bao gồm cả loại xe được lái và điều kiện để có bằng.
3.1. Bằng D lái được xe gì?
So với các loại bằng lái B1, B2 hay C thì bằng lái D cho phép tài xế lái được nhiều loại xe hơn.
Cụ thể bao gồm:
- Ô tô chở người từ 10-30 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi người lái xe)
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi của người lái xe)
- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế 3,5 tấn trở lên
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.5 tấn
3.2. Bằng lái xe hạng D không được phép lái xe gì?
Để sở hữu bằng lái xe ô tô hạng D, học viên cũng cần phải có kinh nghiệm và trình độ lái xe thuộc mức tốt trở lên. Với hạng bằng này, giới hạn về loại phương tiện được phép điều khiển không còn nhiều nữa nhưng vẫn chưa phải là hạng bằng được phép điều khiển mọi phương tiện giao thông.
Ở hạng bằng D, người sở hữu bằng được phép điều khiển tất cả các xe ô tô thuộc phạm vi cho phép của các hạng bằng B1, B2, C và bản thân bằng D nhưng không được phép điều khiển loại xe thuộc phạm vi của bằng E. Cụ thể là xe ô tô chở khách từ 30 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả ghế ngồi người lái xe).
3.3. Độ tuổi và thời gian học thi bằng D
Đối với người học lái xe hạng D ngoài điều kiện phải đầy đủ sức khỏe và hồ sơ theo yêu cầu chung thì còn bắt buộc học viên phải đạt đủ điều kiện về độ tuổi tối thiểu là ≥ 24 tuổi tính đúng ngày tham gia kỳ thi. Ngoài ra, bạn cần có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương để được xét duyệt thi lấy bằng hạng D.
Chính vì không thể thi trực tiếp nên bạn phải trải qua thời gian 3-5 năm lái xe với số km an toàn theo quy định. Sau đó, bạn sẽ tham gia kỳ thi nâng hạng để đưa tấm bằng B hoặc C lên D. Thủ tục đăng ký nâng hạng sẽ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo với các giấy tờ bao gồm:
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp bằng lái xe ô tô theo mẫu quy định
- Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên
- Bản sao chụp giấy CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
- Bản khai thời gian hành nghề và số km xe an toàn theo mẫu quy định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai.
- Bản sao chụp bằng lái xe ô tô hiện có, xuất trình bản chính khi dự sát hạch và nhận bằng lái xe.
3.4. Bằng lái hạng D nâng hạng lên hạng bằng nào?
Theo quy định của Bộ GTVT tải, người tham gia giao thông được nâng dấu hạng D, thông qua quy định: Tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như:
- Từ hạng D – hạng FC tương ứng nếu có thời gian hành nghề ≥ 03 năm và số km lái xe an toàn từ 50.000 km trở lên.
- Từ hạng D – hạng E: Hành nghề lái xe ≥ 03 năm và đạt từ 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
Bài viết: Thi bằng E cần tối thiểu bao nhiêu tuổi?
4. Chi phí học bằng lái xe hạng D tại Hà Nội hiện nay
Trước đây khi việc đào tạo và tổ chức thi sát hạch cấp giấy phép lái xe do Sở giao thông vận tải trực tiếp thực hiện, học viên gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin trước khi chính thức đăng ký học. Do vậy mới có tình trạng học viên không biết mình cần phải chuẩn bị những khoản chi phí gì dẫn đến bị động trong khâu chuẩn bị học phí và có nhiều người phải bỏ dở chương trình học vì sự cố khiến không đủ khả năng chi trả tiếp học phí. Hiện nay, tình trạng này gần như không còn nữa vì hầu hết các trung tâm đào tạo lái xe ô tô tại Hà Nội, có đào tạo hạng D, đều tư vấn chi tiết các khoản chi phí cần đóng cho học viên.
Đặc biệt đối với bằng D thì học viên cần có bằng lái xe hạng B2 trước đó và học, thi nâng hạng lên bằng D. Chi phí học bằng lái xe hạng D tại Hà Nội cơ bản vẫn bao gồm các khoản chi phí sau đây:
- Lệ phí đăng ký hồ sơ học và thi sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng D
- Học phí học lái xe (lý thuyết và thực hành)
- Lệ phí khám sức khoẻ cho người lái xe, lệ phí thường dao động khoảng 250.000đ – 500.000đ tuỳ cơ sở y tế
- Lệ phí thi chứng chỉ sơ cấp nghề lái xe
- Lệ phí thi sát hạch (khoản này thường đóng trực tiếp tại sân thi)
Ngoài các khoản lệ phí kể trên, học viên có thể phát sinh một số chi phí khác như: chi phí thuê xe chip tập trước ngày thi sát hạch, chi phí, xăng xe, công thầy, bến bãi trong trường hợp đăng ký học thêm.
Chi phí học bằng lái xe hạng D – thực chất là học nâng hạng từ hạng B2 lên hạng D dao động khoảng từ 6.000.000đ – 9.000.000đ tuỳ từng cơ sở đào tạo.
ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY HOTLINE
TẬN TÌNH - CHU ĐÁO - TẬN TÂM
Hot line 0917.097.166Hoặc Anh/Chị có thể để lại thông tin Form đăng ký bên dưới đây. Trung tâm sẽ gửi toàn thông tin qua Zalo hoặc liên hệ qua số điện thoại để tư vấn trực tiếp:
FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ:
5. Bằng lái xe hạng D hết hạn phải làm sao?
Theo quy định hiện hành, giấy phép lái xe hạng D có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp. Bạn có thể xem thời hạn hết hạn bằng D ngay trên mặt trước của bằng lái xe thẻ PET. Tốt nhất bạn nên để ý tới thời điểm này và làm thủ tục gia hạn bằng trước khi hết hạn. Như vậy thì bạn chỉ cần làm thủ tục xin gia hạn bằng lái xe tại Sở Giao thông vận tải địa phương hoặc Tổng cục đường bộ Việt Nam (trụ sở tại Hà Nội).
Trong trường hợp bạn vô tình quên mất thời điểm hết hạn bằng D thì tuỳ thuộc vào khoảng thời gian bằng hết hạn bạn có thể cần thi lại sát hạch lý thuyết hoặc thực hành:
- Bằng D hết hạn từ 3 tháng tới 1 năm, bạn cần thi lại phần thi sát hạch lý thuyết
- Bằng D hết hạn từ 1 năm trở lên, bạn cần thi lại cả 2 phần thi sát hạch lý thuyết và thực hành.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về bằng lái xe hạng D và những thông tin liên quan trực tiếp đến loại bằng này. Hy vọng sau bài viết, bạn có thể chủ động đăng ký học và nâng hạng lên bằng lái D một cách thuận lợi. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.
xin chào tôi có con trai đã học bổ túc hết chương trình thcs và có giấy chứng nhận, nay cho tôi hỏi con tôi như vậy có được thi lấy bằng lái xe dấu d không. xin cảm ơn.