Thi bằng lái xe ô tô đang trở nên phổ biến và là nhu cầu của nhiều người. Vậy điều kiện để thi bằng lái ô tô là gì? Hồ sơ đăng kí thi bao gồm những gì? Trong năm 2021 có sự thay đổi như thế nào về việc thi bằng lái xe ô tô?
Điều kiện đáp ứng khi thi bằng lái xe ô tô
Khi làm hồ sơ thi bằng lái xe ô tô thì bạn cần xem xét bản thân có đủ những tiêu chuẩn bên dưới không để tránh lãng phí thời gian.
Điều kiện cụ thể để học lái xe ô tô B1, học viên cần phải đạt tiêu chuẩn:
- Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống hợp pháp tại Việt Nam
- Đủ năng lực chịu trách nhiệm hành vi trước pháp luật
- Có CMND/ Thẻ căn cước/ hộ chiếu còn thời hạn
- Đảm bảo các điều kiện về sức khỏe theo quy định của Bộ GTVT
Đối với điều kiện sức khỏe Tổng cục đường bộ cũng đã quy định cụ thể, tuy không quá khắt khe. Người tham gia thi bằng lái xe ô tô chỉ cần thực hiện khám sức khỏe tại các trung tâm y tế và đưa giấy khám sức khỏe vào hồ sơ học lái xe ô tô. Cụ thể
- Điều kiện sức khỏe về tâm thần, thần kinh
Thí sinh thi bằng lái xe hơi phải đủ các điều kiện về thần kinh như không mắc các chứng rối loạn tâm thần mạn tính. Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ thời gian 2 năm. Không mắc bệnh động kinh. Người lái xe không bị liệt một chi trở lên, bao gồm cả tay và chân. Không bị mắc các chứng chóng mặt do bệnh lý.
- Điều kiện sức khỏe về mắt, thị lực
Số bị cận thị hoặc viễn thị hiện nay khá lớn. Cụ thể điều kiện về mắt để được thi bằng lái xe là thị lực cả hai mắt (khi đeo kính) phải từ 8/10 trở lên.
- Điều kiện sức khỏe về tai mũi họng, tim mạch huyết áp
Những người bị điếc sẽ không được thi bằng lái xe ô tô. Thính lực cần phải nghe rõ ở khoảng cách 4m (có thể dùng máy trợ thính).
Đối với tiêu chuẩn về tim mạch, người bị bệnh cao huyết áp, hoặc huyết áp thấp cũng sẽ không được thi bằng lái xe B2. Cụ thể bệnh tăng huyết áp sau điều trị mà huyết áp tối đa 180, hoặc huyết áp tói thiểu 100 mmHg. Hoặc bệnh huyết áp thấp mà huyết áp tối đa <90 mmHg. Ngoài ra, các trường hợp viêm tắc mạch, dị dạng mạch máu biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng đến khả năng lái xe. Bệnh rối loạn nhịp tim, cơn đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành, và những người ghép tim, suy tim cũng sẽ không đủ điều kiện để thi bằng lái xe.
- Điều kiện sức khỏe về cơ xương khớp, hệ hô hấp
Các trường hợp cứng/dính một khớp lớn, khớp giả, gù hoặc vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cọt sống. Chiều dài hai chân hoặc hai chân chênh lệch từ 5cm trở lên cũng sẽ không đủ tiêu chuẩn để thi bằng lái xe ô tô.
Khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên thì bạn hoàn toàn có thể làm hồ sơ để đăng ký học bằng lái xe ô tô. Vậy hồ sơ đăng ký thi bao gồm những gì?
Hồ sơ quy định khi học bằng lái xe oto
Khi chuẩn bị hồ sơ thi bang lai xe oto tại các trung tâm, bạn cần có đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký học lái xe ô tô
- Bản sao chứng minh nhân dân photo (không cần công chứng) với công dân Việt Nam hoặc bản sao hộ chiếu với người nước ngoài học tập, làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
- 06 ảnh 3×4, không bao gồm ảnh đã dán vào giấy khám sức khỏe và đơn đăng ký học lái xe
- Giấy khám sức khỏe. Mẫu giấy khám sức khỏe mua ở cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên
- Túi đựng hồ sơ (có tại các trung tâm đào tạo lái xe)
- Sơ yếu lí lịch không cần công chứng
Khi làm thủ tục này tại các trung tâm uy tín, học viên thường được hỗ trợ chụp ảnh, photo giấy tờ miễn phí. Quá trình khám sức khoẻ được tối giản thời gian, bạn chỉ cần đến bệnh viện mà trung tâm liên kết để được khám dịch vụ và kết quả tự động trả về trung tâm để bổ sung vào hồ sơ.
Đáp ứng được quy định mới về thi lái xe ô tô 2021
Với mong muốn nâng cao chất lượng học và thi lái xe ô tô, Bộ Giao thông & Vận tải (Bộ GTVT) đã có những điều chỉnh mới nhất 2021.
Thực hành đủ số km
Theo quy định mới từ Bộ GTVT, học viên phải thực hành đủ số km theo quy định mới đủ điều kiện để tham gia thi bằng lái xe ô tô. Các xe thực hành được lắp đặt thiết bị giám sát để giám sát thời gian và hành trình của học viên trong suốt quá trình học.
Giám sát việc học lý thuyết
Trong quy định mới của Bộ GTVT, việc học lý thuyết của học viên cũng được giám sát chặt chẽ. Các đơn vị đào tạo phải đầu tư hệ thống nhận dạng học viên khi tham gia bộ môn Pháp luật đường bộ. Đối với các bộ môn lý thuyết khác cũng phải đảm bảo điểm danh đầy đủ.
Bổ sung nội dung dạy lái xe an toàn và tác hại của rượu bia
Theo quy định mới, học viên khi sẽ phải học thêm nội dung lái xe an toàn và tác hại của rượu bia. Quy định này nhằm nâng cao nhận biết của người điều khiển phương tiện về tác hại của rượu bia trong quá trình lưu thông trên đường.
Tăng số lượng câu hỏi lý thi thuyết và bổ sung điểm liệt
Trong những năm trước, bộ đề câu hỏi lý thuyết là 450 câu. Năm 2020, số lượng câu hỏi từ 450 câu tăng lên thành 600 câu hỏi thi luật giao thông đường bộ. Đồng thời, quy định mới cũng bổ sung điểm liệt. Trong 600 câu sẽ có 100 điểm liệt (gồm 60 trắc nghiệm lý thuyết). Nếu sai 1 câu điểm liệt người thi sẽ bị đánh trượt.
Bổ sung phần thi lái xe mô phỏng
Trong khoản 28 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, các Trung tâm sát hạch lái xe phải sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe (Dự kiến áp dụng luật này vào tháng 7/2021)
Theo đó, người thi bằng lái xe B1, B2, C, D, E, các hạng F sẽ phải thi thêm nội dung sát hạch lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông (máy tính có phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô). Cụ thể như sau:
- Thi sát hạch trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông. Người dự sát hạch xử lý các tình huống giao thông mô phỏng xuất hiện trên máy tính.
- Thi sát hạch trong trong cabin ô tô mô phỏng.
Trên đây là nội dung bao quát về thủ tục thi bằng lái xe ô tô và những quy định mới năm 2021. Mong rằng bài viết đã mang lại kiến thức hữu ích cho học viên và những người có nhu cầu.