Hành vi bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng

Những hành vi bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng bao gồm hành vi nào? Bạn đọc cần lưu ý những gì khi tham gia giao thông để không bị tước giấy phép lái xe? Tìm hiểu những trường hợp cụ thể trong nội dung của bài viết sau. 

Hanh-vi-bi-tuoc-giay-phep-lai-xe-tu-1-den-3-thang
Hành vi bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng

1. Hành vi bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng

 Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, những lỗi bị tước giấy phép lái xe của ôtô từ 1 đến 3 tháng bao gồm:

1. Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
2. Điều khiển xe ôtô kéo theo xe khác, vật khác (trừ trường hợp kéo theo một rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ôtô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được); điều khiển xe ôtô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau.
3. Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển.
4. Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường.
5. Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển.
6. Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động, không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động, không dừng tại các trạm thu phí.
7. Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ.
8. Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông.
9. Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
10. Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ôtô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.
11. Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn.
12. Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
13. Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe.
14. Điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng của xe không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.
15. Điều khiển xe không có giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng.
16. Điều khiển xe không gắn biển số.
17. Điều khiển xe có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng.
18. Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định.
19. Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.
20. Điều khiển xe đăng ký tạm, xe có phạm vi hoạt động hạn chế hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép.
21. Điều khiển xe không có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên.
22. Điều khiển xe gắn biển số không đúng với giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
23. Sử dụng giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe.
24. Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông.
25. Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.
Tất cá những hành vi trên đều là vi phạm luật an toàn giao thông và sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật tùy theo mức độ vi phạm. Do đó, khi tham gia giao thông thì bạn cần chú ý để tránh mắc phải những sai lầm trên.
Để không bị phạt hoặc tước bằng lái xe thì bạn có thể tham khảo một số phương pháp bên dưới.

2. Những lưu ý khi tham gia giao thông để không bị tước giấy phép lái xe

Không quá khó để bạn có thể tham gia giao thông mà không bị vi phạm, cụ thể:

  • Tham khảo, nghiên cứu kỹ những nội dung liên quan đến việc sử dụng và điều khiển phương tiện giao thông cá nhân và công cộng;
  • Khi mua xe cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ và kiểm tra các bộ phận, thiết bị trên xe để đảm bảo xe an toàn, chất lượng;
  • Sử dụng bằng lái xe, giấy tờ đã qua thẩm định, tránh trường hợp bằng lái xe, giấy tờ giả;
  • Khi gặp một số tình huống bất ngờ như tai nạn do bản thân hoặc đối phương gây ra, cần bình tĩnh xử lý, tham gia cứu giúp người bị nạn.
 Tuan-thu-luat-an-toan-giao-thong-duong-bo-de-dam-bao-an-toan
Tuân thủ luật an toàn giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn

Những việc trên sẽ giúp bạn tránh được việc mua bán hay sử dụng xe trái phép và những hành vi vi phạm luật an toàn giao thông. Từ đó, bạn có  thể hiểu những hành vi nào là sai phạm và tuân thủ đúng quy định.Chủ động tuân thủ đầy đủ quy định cũng như tuyên truyền cho người thân cùng thực hiện sẽ giúp chúng ta có một môi trường giao thông an toàn và lành mạnh.

Xem thêm: Cách kiểm tra xe có bị phạt nguội hay không đơn giản nhất.

Trên đây là toàn bộ những quy định về những hành vi bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Không quá khó để có thể nắm được và thực hiện đầy đủ những quy định trên. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tham gia giao  thông. Để có bằng lái thật và kiến thức lái xe an toàn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để đăng ký thi bằng lái xe theo số hotline 1900 0329 hoặc để lại bình luận để được tư vấn sớm nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0985 543 079
Liên hệ Fanpage Thái Việt Liên hệ hỗ trợ qua Zalo Thi Lý Thuyết Online
thi thử