Bằng lái xe hạng C và những thông tin cần biết về bằng C

Bằng lái xe hạng C được coi là giấy phép lái xe quan trọng với mỗi tài xế lái xe hạng nặng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại bằng này. Dưới đây là những nội dung cần thiết mà dù đã thi hay chưa thì bạn vẫn phải nắm được như bằng C chạy được xe gì, thời gian học, thời hạn sử dụng bằng và các thông tin liên quan. 

1. Bằng lái xe C là gì?

Bằng lái xe hạng C là một loại giấy phép lái xe hợp pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường là Sở GTVT) cấp cho tài xế hành nghề lái xe vận tải các loại xe có trọng tải lớn. Đây được coi là một trong những loại giấy phép lái xe hạng nặng.

bang-lai-xe-hang-C
Bằng lái xe oto hạng C

Nhìn chung, quá trình học và thi giấy phép lái xe C thuộc loại giấy phép lái xe khó đậu. Nhưng đổi lại, đối với một người tài xế đã xác định công việc lái xe vận chuyển hàng hóa thì khi sở hữu giấy phép lái xe hạng C, cơ hội việc làm được mở rộng và công việc sẽ thuận lợi hơn so với các loại giấy phép lái xe dưới hạng.

Ngoài việc hiểu được giấy phép lái xe C là gì, bạn nên tìm hiểu kỹ những thông tin chi tiết cần thiết khác của bằng hạng C. Việc này sẽ giúp bạn có những quyết định và lựa chọn loại GPLX phù hợp, cần thiết nhất cho công việc.

2. Thông tin về giấy phép lái xe hạng C

Những thông tin chính mà bạn nên tìm hiểu, bao gồm loại xe mà bằng hạng C cho phép điều khiển, thời gian học, thời hạn bằng và các loại bằng lái mà bằng hạng C có thể nâng lên.

2.1 Bằng C lái được xe gì?

Bằng C lái xe gì? Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định thì bằng hạng C được phép điều khiển các phương tiện sau:

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3.500 kg trở lên
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2( bao gồm: Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn; Ô tô số tự động chở người đến chín chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Ô tô dùng cho người khuyết tật; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn; Ô tô chở người đến chín chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn; Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn…).

Xem thêm: Chi phí học bằng lái xe hạng C bao gồm những gì?

2.2. Bằng C không được lái xe gì?

Trong các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ giao thông vận tải hay Tổng Cục đường bộ ban hành không có nội dung nào đề cập đến việc bằng C không được lái xe gì. Dù vậy, chúng ta vẫn dễ dàng liệt kê được các loại xe mà người có giấy phép lái xe hạng C không được phép điều khiển. Các loại phương tiện này thuộc phạm vi cho phép của các hạng bằng lái xe cao hơn, từ bằng D trở lên. Cụ thể:

  • Bằng C không được lái xe ô tô chở người từ 10 – 20 chỗ ngồi, từ 20 – 45 chỗ ngồi (bao gồm cả ghế ngồi người lái xe)
  • Bằng C không được lái xe ô tô đầu kéo hay các loại máy kéo thêm 1, 2 rơ mooc có trọng tải thiết kế 7,5 tấn (thường là các loại xe container).

2.3. Thời gian học thi và thời hạn bằng C

Theo quy định thì tổng thời gian đào tạo lái xe các hạng C có tổng cộng là 920 giờ trong đó lý thuyết là 168 và thực hành lái xe là 752. Tuỳ từng trung tâm đào tạo lái xe mà học viên được học trong khoảng thời gian khác nhau, thường là 5 đến 6 tháng.

 Thoi-gian-hoc-bang-C-khoang-5-thang
Thời gian học bằng hạng C khoảng 5 tháng

Căn cứ theo quy định tại điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời hạn cho tài xế sử dụng giấy phép lái xe ô tô hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE thời hạn sử dụng 05 năm kể từ ngày cấp. Do đó, tính từ ngày được cấp phép đến khi bằng lái xe C hết giá trị sử dụng là 05 năm. Sau thời gian này, bạn phải làm thủ tục cần thiết để được gia hạn bằng.

Bài viết: Hướng dẫn chi tiết phần thi thực hành lái xe sa hình hạng C.

2.4. Bằng lái hạng C nâng hạng lên hạng bằng nào?

Theo quy định trên, bằng lái hạng C có thể nâng lên những hạng sau:

+ Nâng lên hạng D nếu có thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.

+ Nâng lên các hạng FC tương ứng nếu có thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.

+ Nâng lên hạng E nếu có thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

Bằng lái xe C vì vậy mà được coi là loại bằng lái “quyền năng”, vậy nó có điểm gì khác so với bằng B1 và B2?

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY HOTLINE

TẬN TÌNH - CHU ĐÁO - TẬN TÂM

Hot line 0917.097.166 Tổng đài 1900 0329

Hoặc Anh/Chị có thể để lại thông tin Form đăng ký bên dưới đây. Trung tâm sẽ gửi toàn thông tin qua Zalo hoặc liên hệ qua số điện thoại để tư vấn trực tiếp:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    3. Bằng lái xe hạng C khác với B2 và B1 như thế nào?

    Điểm khác biệt dễ thấy nhất giữa bằng C và bằng lái B1 & bằng lái B2 chính là về tải trọng được phép điều khiển. Phương tiện của giấy phép lái xe ô tô hạng C được lái xe ô tô tải hàng hóa có tải trọng >3.500kg trong khi đó bằng B1, B2 chỉ được điều khiển xe <3.500kg.

    Vì vậy người học bằng lái xe cần xác định được loại xe mình cần lái, nếu chỉ chở người thông thường thì chỉ cần học bằng B1 hoặc B2. Còn nếu muốn lái xe có trọng tải lớn hơn thì cần phải học bằng lái hạng C. Đó là lý do tại sao bằng xe C còn được nhiều người gọi với tên “bằng lái xe tải”, có giấy phép lái xe này tài xế được điều khiển tất cả các phương tiện được quy định ở giấy phép lái xe hạng B2. Tức bằng xe C được xem như có hạng cao hơn so với bằng B2 và B1.

    Nếu bạn muốn được cấp phép điều khiển Container, tài xế phải có bằng hạng C đủ 3 năm sau đó nộp hồ sơ xin nâng hạng bằng lái lên hạng FC.

    Vậy làm thế nào để thi được bằng xe C, học viên cần đạt được những điều kiện gì? Cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

    4. Điều kiện để học và thi bằng C

    Để thi bằng lái C thì tình trạng sức khoẻ phải tốt, đủ tuổi và có trình độ học vấn.

    Dieu-kien-de-thi-bang-C
    Điều kiện để thi bằng hạng C

    4.1 Tình trạng về sức khỏe

    Học viên đăng ký học lái xe hạng C thì phải có giấy khám sức khỏe được cấp trong vòng 3 tháng do trung tâm y tế cấp hoặc bệnh viện có thẩm quyền xác nhận có dấu giáp lai cùng với ảnh thẻ và xác nhận của bác sỹ chuyên khoa. Cụ thể là có sức khỏe ổn định, cơ thể bình thường, không mắc bệnh hiểm nghèo.

    Cần lưu ý một số trường hợp sẽ không được tham gia các khóa học và thi GPLX hạng C bao gồm:Có tiền sử mắc bệnh động kinh, bệnh nguy hiểm cho xã hội, bệnh cần cách ly, các bệnh dễ lây nhiễm, cơ thể bị dị tật (thừa hoặc thiếu các phần của các chi; thừa hoặc thiếu ngón tay ngón chân; bị teo cơ).

    4.2 Tuổi và trình độ học vấn

    Người muốn tham gia kỳ thi sát hạch bằng lái xe C bắt buộc phải đủ 21 tuổi, tính đến ngày thi sát hạch. Ngoài ra, bạn cần có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương để được thi bằng. Nếu là bằng B1 hoặc b2 thì không cần thiết, nhưng bằng hạng C là loại giấy phép bắt buộc khi học viên có nhu cầu học và thi lấy bằng lái.

    Xem thêm: Hồ sơ thi bằng lái xe C cần chuẩn bị những gì?

    5. Chi phí học bằng lái xe C tại Hà Nội hiện nay

    Chi phí học và thi bằng lái xe hạng C tại Hà Nội hiện không chênh lệch quá nhiều so với mặt bằng chung trên cả nước. Chí phí học bằng lái xe C tại Hà Nội thường bao gồm các khoản sau đây:

    • Lệ phí nộp hồ sơ: khoản lệ phí này thường dao động trong khoảng từ 500.000đ – 700.000đ. Thông thường các trung tâm đào tạo lái xe sẽ tính cả chi phí mua bộ hồ sơ, chi phí chụp ảnh hồ sơ, photo chứng minh thư trong khoản này hoặc miễn các khoản phí này cho học viên.
    • Lệ phí khám sức khoẻ cho người lái xe, lệ phí thường dao động khoảng 250.000đ – 500.000đ tuỳ cơ sở y tế
    • Học phí học lái xe bao gồm chi phí học lý thuyết và học thực hành. Chi phí học lý thuyết đối với hạng C về cơ bản tương đương với hạng B1, B2. Học phí học lý thuyết lái xe dao động khoảng 2 – 3 triệu đồng; học phí học thực hành lái xe dao động khoảng 5 – 7 triệu đồng.
    • Lệ phí thi chứng chỉ sơ cấp nghề lái xe, khoảng 200.000đ – 500.000đ (tuỳ từng trung tâm đào tạo)
    • Lệ phí thi sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng C, khoảng 600.000đ. Lệ phí thi sát hạch đã bao gồm các khoản như: lệ phí thi sát hạch lý thuyết, lệ phí thi sát hạch thực hành, lệ phí làm bằng (khi thi đỗ).

    Như vậy, tính chung các khoản lệ phí kể trên, chi phí học lái xe ô tô hạng C tại Hà Nội hiện dao động trong khoảng từ 12.000.000đ – 15.000.000đ.

    6. Cách xử lý bằng lái xe hạng C hết hạn

    Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, bằng lái xe hạng C có thời hạn sử dụng trong vòng 5 năm liên tục, kể từ ngày cấp bằng. Vậy khi hết hạn bằng C thì phải làm thế nào? Cách xử lý đơn giản nhất là làm thủ tục gia hạn bằng lái xe hạng C trước khi hết hạn. Nên thực hiện việc này ít nhất 1 tháng trước thời điểm hết hạn bằng. Hiện tại hầu hết các trung tâm đào tạo lái xe đều không thực hiện dịch vụ này, bạn cần tới trực tiếp Sở Giao thông vận tải địa phương hoặc Tổng Cục đường bộ Việt Nam (trụ sở tại Hà Nội). Tại các cơ quan có thẩm quyền này đều có hướng dẫn chi tiết về thủ tục gia hạn bằng lái xe, cấp lại hoặc đổi bằng.

    Trong trường hợp giấy phép lái xe hạng C của bạn đã hết hạn thì tuỳ theo thời gian quá hạn mà bạn cần thi lại các phần thi như sau:

    • Với giấy phép lái xe hạng C hết hạn từ 3 tháng tới 1 năm thì bạn cần phải thi lại phần thi sát hạch lý thuyết lái xe
    • Với giấy phép lái xe hạng C hết hạn từ 1 năm trở lên thì bạn cần phải thi lại cả phần thi lý thuyết và thực hành

    Bằng lái xe hạng C mang lại cho chủ sở hữu nhiều lợi ích từ việc tận dụng tấm bằng đó để kinh doanh trong lĩnh vực vận tải. Vì thế, nếu có điều kiện và nhu cầu, bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về loại bằng này để đăng ký thi. Nội dung bài viết mang tính chất cung cấp thông tin hữu ích tới người đọc về loại giấy phép lái xe hạng nặng phổ biến hiện nay.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0985 543 079
    Liên hệ Fanpage Thái Việt Liên hệ hỗ trợ qua Zalo Thi Lý Thuyết Online
    thi thử