Tem đăng kiểm với quá trình đăng kiểm sẽ có sự thay đổi sau khi thông tư 16/2021 của Bộ GTVT ra đời. Thông tư này hướng dẫn nhiều điểm mới về chu kỳ kiểm định xe kinh doanh vận tải, thêm trường hợp được đăng kiểm tạm. Thay cho Thông tư 70/2015, Bộ GTVT ngày 12/8 ban hành Thông tư 16/2021, hiệu lực thi hành từ 1/10.
1. Tem kiểm định là gì?
Tem kiểm định có nội dung và hình thức tương ứng theo mẫu 16.TKĐ tại Phụ lục ban hành theo quy định tại Điều 39 Thông tư 24/2013/TT-BKHCN được đo lường như sau:
- Được dán trực tiếp trên phương tiện đo đạt yêu cầu quy định của quy trình kiểm định tương ứng và ở vị trí thích hợp;
- Được sử dụng kết hợp với dấu kiểm định và/hoặc giấy chứng nhận kiểm định để thông báo có giá trị của việc kiểm định đối với phương tiện đo, chuẩn đo lường có quy định về thời hạn phải kiểm định lại theo chu kỳ;
Trường hợp phương tiện đo, chuẩn đo lường không đủ chỗ hoặc không thể dán tem kiểm định thì được phép sử dụng giấy chứng nhận kiểm định để thông báo thời hạn có giá trị của việc kiểm định đối với phương tiện đo chuẩn đo lường đó.
Tem kiểm định gồm 3 phần:
- Phần trên in số hiệu của tem
- Phần giữa in logo quy ước hoạt động kiểm định đo lường. Chính giữa logo in dấu kiểm định kiểu 1 của tổ chức kiểm định. Góc trên, bên trái in số seri của tem.
- Phần dưới gồm hai hàng chữ và số. Hàng trên in dòng chữ “Hiệu lực kiểm định đến”. Hàng dưới để ghi hai số chỉ tháng và hai số cuối của năm là thời điểm hết giá trị pháp lý của tem kiểm định, giữa hai nhóm số này cách nhau bằng một dấu gạch ngang (-).
2. Giấy chứng nhận kiểm định là gì?
2.1 Giấy chứng nhận kiểm định
Có 02 kiểu với nội dung, hình thức trình bày:
- Khổ giấy A4 9210x297mm
- Khổ giấy A5 (148 x 2100 mm.
Trong Giấy chứng nhận kiểm định khổ A4, chữ tiếng Anh phải có cỡ chữ nhỏ hơn và trình bày ở dưới chữ tiếng Việt. Giấy chứng nhận kiểm định được phép có trang phụ để ghi kết quả kiểm định.
2.2 Quy ước về nội dung giấy chứng nhận kiểm định
Số của phương tiện đo
Ghi theo số hiệu sản xuất của phương tiện đo. Trường hợp phương tiện đo không có số sản xuất, kiểm định viên phải đánh số lên phương tiện đo và coi đó là số của phương tiện đo.
Phần đặc trưng kỹ thuật
Ghi tóm tắt các đặc trưng đo lường chính của phương tiện đo như phạm vi đo, cấp chính xác… Trường hợp phương tiện đo không ghi cấp chính xác thì ghi sai số cho phép hoặc giá trị độ chia nhỏ nhất của nó (đối với phương tiện đo có nhiều chức năng thì ghi các đặc trưng này theo từng chức năng của phương tiện đó).
Phương pháp kiểm định
Ghi số hiệu và tên văn bản hoặc quy trình kiểm định thực hiện việc kiểm định. Phần kết luận được ghi như sau:
– “Đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường”.
– Tem kiểm định: phải ghi đầy đủ số seri và số hiệu của tem kiểm định. Trong trường hợp không phải sử dụng tem, mục này để trống.
Những nội dung ghi vào giấy chứng nhận kiểm định phải rõ ràng, sạch, không viết tắt, không tẩy xoá. Tên và ký hiệu đơn vị đo lường, giá trị đại lượng, giá trị sai số… phải trình bày đúng quy định về hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ký giấy chứng nhận kiểm định
– Kiểm định viên trực tiếp kiểm định ký và ghi rõ họ tên vào phần dành cho kiểm định viên; • Thủ trưởng tổ chức kiểm định hoặc người được uỷ quyền ký và ghi rõ họ tên, chức danh vào phần dành cho Thủ trưởng Tổ chức kiểm định.
– Dấu đóng lên Giấy chứng nhận kiểm định là dấu hành chính của tổ chức kiểm định.
3. Sử dụng tem và giấy chứng nhận kiểm định
Tem kiểm định
Được sử dụng kết hợp với dấu kiểm định và/hoặc giấy chứng nhận kiểm định để thông báo thời hạn hết hiệu lực kiểm định đối với phương tiện đo có quy định về thời hạn phải kiểm định lại theo chu kỳ.
Giấy chứng nhận kiểm định
Được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với dấu kiểm định và/hoặc tem kiểm định trong các trường hợp quy định ở tem kiểm định theo yêu cầu sử dụng và quy định của quy trình kiểm định phương tiện đo.
4. Mức phạt vi phạm khi chưa dán tem kiểm định
Căn cứ vào điểm e, khoản 4, Điều 16 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau: “Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông”.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:
- Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời)
- Có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ mooc)
Căn cứ vào điểm c, khoản 2, Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau: “Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ”
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến với 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:
- Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật vào bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định)
- Có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ mooc) ra tham gia giao thông.
5. Xe nào chỉ được cấp giấy chứng nhận, không có tem kiểm định?
Khi kết quả kiểm định đạt yêu cầu, xe ô tô được cấp giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định có cùng một số seri, được in ra từ phần mềm quản lý trực tuyến của Cục Đăng kiểm VN. Giấy chứng nhận được giao cho chủ xe để mang theo khi tham gia giao thông, còn tem kiểm định được đơn vị đăng kiểm dán trên kính xe phía trước để thuận tiện cho việc theo của chủ xe và kiểm tra, quản lý thời hạn kiểm định.
Tuy nhiên có những trường hợp xe ô tô sau khi kiểm định đạt kết quả chỉ được cấp giấy chứng nhận kiểm định, không được cấp tem kiểm định.
Cụ thể, loại xe ô tô lắp thiết bị chấm điểm sử dụng trong trung tâm sát hạch lái xe, ô tô tải sử dụng trong các nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, lâm nghiệp (không có nhu cầu tham gia giao thông đường bộ); xe cơ giới không được phép tham gia giao thông đường bộ thì trung tâm đăng kiểm chỉ cấp giấy chứng nhận kiểm định và không cấp tem kiểm định.
Tương tự, xe cơ giới quá khổ, quá tải hoạt động trong phạm vi hẹp cũng chỉ được cấp giấy chứng nhận kiểm định, nhưng trên giấy chứng nhận kiểm định có thêm dòng chữ: “Khi tham gia giao thông phải xin phép cơ quan quản lý đường bộ”.
Trường hợp xe cơ giới chỉ được cấp giấy chứng nhận mà không cấp tem kiểm định, đơn vị đăng kiểm vẫn in tem kiểm định từ phần mềm quản lý kiểm định nhưng phải gạch chéo lên tem, không được cấp cho xe nào khác và lưu cùng với hồ sơ kiểm định để phục vụ công tác quản lý kiểm định.
6. 5 điểm mới về đăng kiểm ô tô
6.1 Ôtô chưa đóng phạt “nguội” được đăng kiểm tạm 15 ngày
6.2 Bỏ yêu cầu xuất trình bảo hiểm TNDS khi đăng kiểm
6.3 Tem kiểm định phân biệt xe kinh doanh vận tải
6.4 Xe kinh doanh vận tải phải khai báo
6.5 Tăng chu kỳ kiểm định xe kinh doanh vận tải
Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu tổng quan về tem đăng kiểm và những quy định mới nhất về loại chứng nhận này dành cho xe ô tô. Mỗi tài xế nên lưu ý đăng ký với cơ quan có trách nhiệm để đảm bảo an toàn và đúng quy định của pháp luật. Đây cũng là vấn đề tự bảo vệ tài sản và sự an toàn tính mạng của bản thân, gia đình và những người cùng tham gia giao thông.