Phân biệt các loại bằng lái xe tại Việt Nam hiện nay

Các loại bằng lái xe hiện nay đang được Việt Nam cấp phép để điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là gì? Nếu bạn đang quan tâm về các loại giấy phép lái xe thì đừng bỏ qua bài viết này. Chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc các loại bằng lái đang được nhiều người sử dụng, cùng theo dõi từng phần sau nhé!

Giấy phép lái xe là gì?

Giấy phép lái xe hay bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể, cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

 Giay-phep-lai-xe-la-gi
Giấy phép lái xe là gì?

Quy định về GPLX ở các quốc gia tuy có khác nhau tùy vào đặc thù của mỗi nước nhưng nhìn chung để nhận được GPLX, người xin cấp GPLX cần trải qua các thủ tục pháp lý nhất định như nộp đơn xin cấp, phải trải qua một bài kiểm tra lái xe hoặc những kỳ thi sát hạch sa hình và lý thuyết về lái xe nghiêm ngặt (tùy yêu cầu của từng loại phương tiện) và các thủ tục khác. Sau khi được cấp GPLX, người đó mới có quyền (về mặt pháp lý) để tham gia giao thông bằng phương tiện xe.

GPLX thông thường được cấp căn cứ vào độ tuổi nhất định. Khi một người vi phạm Luật giao thông, cảnh sát giao thông có thể yêu cầu xuất trình GPLX để kiểm tra. Một số quy định pháp luật ở các nước có hình thức xử phạt tịch thu hoặc tước GPLX có thời hạn hay không có thời hạn (giam bằng lái).

Vậy ở Việt Nam đang có các loại bằng lái nào có hiệu lực? Tham khảo phần tiếp theo để biết chi tiết hơn.

Phân hạng bằng lái xe tại Việt Nam hiện nay 2021

Hiện nay, các loại bằng lái ở Việt Nam bao gồm bằng lái xe máy và bằng lái ô tô.

Các loại bằng lái xe máy

Hiện nay, các loại bằng lái xe máy được chia thành từng loại để điều khiển các loại xe phổ biến hay đặc thù.

Cac-loai-bang-lai-xe-may-hien-nay-tai-Viet-Nam
Các loại bằng lái xe máy hiện nay tại Việt Nam

Bằng lái hạng A1

– Cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3
– Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

Bằng lái hạng A2

Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho GPLX A1.
Vậy GPLX A2 được điều khiển tất cả các loại xe mô tô 2 bánh tại Việt Nam hiện nay từ xe có phân khối thấp đến cao, đến các loại xe có phân khối khủng nhưng 1000cc hay 2000cc …

Bằng lái hạng A3

Bằng lái hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho GPLX A1 và các xe tương tự.

Bằng lái hạng A4

Bằng lái hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.

Các loại bằng lái xe ô tô

Tương tự xe máy, các loại bằng lái xe ô tô cũng cho chủ sở hữu lái từng loại xe có trọng tải khác nhau. 

Cac-loai-bang-lai-xe-oto-hien-nay-tai-Viet-Nam
Các loại bằng lái xe oto hiện nay tại Việt Nam

Bằng lái hạng B1

Bằng lái B1 là loại bằng này cấp cho người điều khiển ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi (tính cả người lái xe); Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải được thiết kế dưới 3.500 kg, ô tô dùng cho người khuyết tật. Người có bằng B1 không được phép hành nghề lái xe.

Bằng lái B2

Là loại bằng giúp cho chủ sở hữu lái cả xe số sàn và xe số tự động. Người có bằng B2 được phép hành nghề lái xe, điều khiển ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn và các loại xe được phép ở GPLX hạng B1.

Bằng lái hạng C

Bằng C còn được gọi là bằng lái hạng nặng, cho phép chủ sở hữu bằng điều khiển các loại phương tiện sau:

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3.500 kg trở lên
  • Các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2( bao gồm: Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn; Ô tô số tự động chở người đến chín chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Ô tô dùng cho người khuyết tật; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn; Ô tô chở người đến chín chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn; Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn…).

Bằng lái hạng D

Bằng lái hạng D không thể thi trực tiếp mà phải được nâng hạng từ bằng lái hạng B, C và được điều khiển các loại xe sau:

  • Ô tô chở người từ 10-30 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi người lái xe)
  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi của người lái xe)
  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế 3,5 tấn trở lên
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.5 tấn

Bằng lái hạng E

GPLX hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi
  • Các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, C và D
  • Người có GPLX các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg

Cụ thể hơn, bạn có thể hành nghề lái xe điều khiển các loại phương tiện như: xe ô tô khách (kể cả ô tô khách cỡ lớn, 45 chỗ ngồi), xe du lịch, xe khách giường nằm, xe buýt, xe tải, xe taxi, xe bán tải.

Bằng lái hạng F

Sau khi nâng hạng từ bằng B2, C, D, E lên F thì sẽ được quy định các loại phương tiện di chuyển, cụ thể như sau:

+ Bằng lái hạng FB2

GPLX hạng FB2 được cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại GPLX hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho bằng lái hạng B1 và hạng B2; bao gồm:

  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

+ Bằng lái hạng FC

GPLX hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại GPLX hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, C và hạng FB2; bao gồm:

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên

  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;

  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

+ Bằng lái hạng FD

GPLX hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại GPLX hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, C, D và FB2; bao gồm:

  • Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

+ Bằng lái hạng FE

Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại GPLX hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD; bao gồm:

  • Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

  • Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

Trong tất cả các loại bằng lái ô tô kể trên, bằng lái hạng B1, B2, C là các loại bằng cơ bản, có thể thi trực tiếp để lấy bằng. Các loại bằng từ hạng D trở lên đều phải trải qua quá trình nâng hạng từ các loại bằng cơ bản. Tuỳ vào nhu cầu mà chúng ta có thể lựa chọn thi và lấy bằng cho phù hợp, tránh việc thi bằng sai mục đích sẽ gây lãng phí thời gian và chi phí.

Trên đây là tổng thể các loại bằng lái xe đang hiện hành tại Việt Nam. Khi có nhu cầu thi bằng lái phục vụ nhu cầu lái xe, hành nghề liên quan đến dịch vụ vận tải, bạn có thể tham khảo. Hy vọng nội dụng bài viết đã mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0985 543 079
Liên hệ Fanpage Thái Việt Liên hệ hỗ trợ qua Zalo Thi Lý Thuyết Online
thi thử