Bị cận có được học và thi bằng lái xe B2 được hay không? FAQ

Bị cận có được thi bằng lái xe b2? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn đang có nhu cầu thi bằng lái xe oto. Tham khảo bài viết bên dưới để xem mình có được phép thi bằng lái xe ô tô khi bị cận hay không nhé!
Bằng lái xe B1 là loại bằng này cấp cho người điều khiển ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi (tính cả người lái xe); Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải được thiết kế dưới 3.500 kg, ô tô dùng cho người khuyết tật. Người có bằng B1 không được phép hành nghề lái xe.
Bằng lái xe B2 Là loại bằng giúp cho chủ sở hữu lái cả xe số sàn và xe số tự động. Người có bằng lái xe B2 được phép hành nghề lái xe, điều khiển ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn và các loại xe được phép ở giấy phép lái xe hạng B1.
Bằng lái xe C là một trong những loại giấy phép lái xe hạng nặng, cho phép chủ sở hữu điều khiển các loại ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên, máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3.500 kg trở lên, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Cả ba loại bằng này đều rất cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là những người có nhu cầu hành nghề lái xe. Cùng tìm hiểu tình trạng khi bị cận có học lái xe được không ở bên dưới. 

1. Bị cận có được thi bằng lái xe B2, B1 và C hay không?

Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe. Theo luật định thì người bị cận vẫn có thể đăng ký học và thi bằng lái xe ô tô các hạng. Chỉ cần bạn không cận quá nặng, vượt quá số độ quy định thì vẫn có thể được phép thi bằng lái xe ô tô.

Nhung-truong-hop-khong-duoc-thi-bang-lai-xe
Những trường hợp không được thi bằng lái xe

Như vậy, dù bị cận có được thi bằng lái xe c, bằng b1 và b2 nhưng khi được hỗ trợ bằng kính bắt buộc phải đảm bảo thị lực hai mắt đạt 8/10.

Vậy cận bao nhiêu độ không được thi bằng lái b2? Tham khảo phần tiếp theo để có thêm thông tin chi tiết.

2. Cận bao nhiêu độ thì không được thi bằng lái xe B2

Những trường hợp mắc các bệnh về mắt sau đây không được thi bằng lái xe B2 đó là:

  • Mắt bị cận thị, viễn thị vượt quá 7 độ;
  • Mắt đeo kính loạn thị quá 4 độ;
  • Thị trường bị thu hẹp quá 20 độ;
  • Các cân chuyển vận mắt bị tê liệt hoặc có tật hạn chế sự vận chuyển nhãn cầu;
  • Mắt bị quáng gà hoặc bị loạn sắc;
  • Có các bệnh của võng mạc hoặc của thị giác thần kinh đang tiến triển.

Ngoài ra, nếu người đăng ký học lái xe không đủ sức khoẻ thì cũng sẽ không được phép. Xem chi tiết từng vấn đề ở phần cuối của bài viết.

3. Những trường hợp cụ thể không được thi bằng lái xe

Những trường hợp không được thi bằng lái xe ô tô, cụ thể như sau: 

Mắc các bệnh về tai

Để đủ điều kiện thi bằng lái xe B2, học viên phải đủ các tiêu chuẩn liên quan đến tai, bao gồm:
  • Nói thường nghe rõ ở khoảng cách 5 thước;
  • Nói thầm nghe rõ ở khoảng cách 0 – 50 thước;
  • Phải phân biệt được các phương hướng từ các âm thanh đưa đến;
  • Tinh thần và các điều kiện về thần kinh, nhận thức;
  • Phản xạ tay và chân đều bình thường;
  • Không có tiền sử bệnh động kinh hay các triệu chứng về tâm thần khác.
Nếu không đáp ứng được những điều kiện trên về tai mà bị điếc hoặc nghe không rõ thì không được thi bằng lái xe.

Các bệnh về tay

Xét theo quy định:
  • Bàn tay phải bắt buộc phải có đủ 4 ngón;
  • Bàn tay trái phải có 3 ngón;
  • Tuy nhiên cả 2 bàn tay đều phải có đủ 2 ngón cái.
Nếu bị cụt 1 trong các ngón trong số các ngón quan trọng thì cũng không được thi bằng.

Các khiếm khuyết ở chân

Người điều khiển xe phải có đầy đủ 2 chân thì mới được điều khiển các loại xe hơi thông dụng như hiện nay. Đồng thời các chức năng vận động của hai chân đều phải hoạt động bình thường.
Đối với các trường hợp bị tai nạn giao thông và khuyết tật hoặc buộc phải làm chân giả, nạn nhân phải được các bác sĩ kiểm tra, đảm bảo chân giả gắn với nạn nhân hoạt động đáp ứng được các chức năng cơ bản của chân nguyên thủy. Đặc biệt, thí sinh vẫn phải trải qua sát hạch thực nghiệm trong quá trình học và thi bằng lái.

Có tiền sử về các bệnh tim mạch

Các trường hợp học viên có tiền sử các bệnh về tim mạch như: thiểu năng van tim, hở van tim ở cấp độ nặng… đều không được phép học bằng lái B2. Đồng thời tài xế cũng không nên lái xe nếu có các triệu chứng như cơn đau thắt ngực và bệnh phồng động mạch.

Gặp các vấn đề về thể lực

Để có thể tham gia học lái xe hơi, học viên phải đáp ứng đủ các yêu cầu về chiều cao và cân nặng:
  • Chiều cao từ 1m5 trở lên
  • Cân nặng từ 46 kg trở lên

Chưa đủ tuổi lái xe

Theo quy định, tính đến thời điểm dự thi sát hạch, học viên phải đủ 18 tuổi trở lên thì mới được thi bằng lái B2. Ngoài ra, khi muốn nâng từ bằng lái B2 lên hạng C thì phải đủ 21 tuổi trở lên.
Đồng thời học viên học bằng lái B2 không bị yêu cầu về trình độ học vấn. Tuy nhiên vẫn phải đáp ứng yêu cầu biết đọc, biết viết. Những người không nhận diện được mặt chữ thì không được học bằng lái B2 cũng như các loại bằng lái khác.
Bạn đọc có nhu cầu thi bằng lái xe cần phải tìm hiểu trước để xem mình có khả năng thi bằng lái hay không để tránh mất thời gian. Để đảm bảo có đủ khả năng thì nên đi khám tại các bệnh viên có thẩm quyền để có giấy chứng nhận sức khoẻ rõ ràng. 
Trên đây là lời giải thích về việc bị cận có được thi bằng lái xe b2 và những thông tin liên quan. Mong rằng nội dung bài viết sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0985 543 079
Liên hệ Fanpage Thái Việt Liên hệ hỗ trợ qua Zalo Thi Lý Thuyết Online
thi thử